Cách chọn tôm tươi nói chung
Kiểm tra phần đuôi tôm
Để xác định độ tươi của tôm, hãy kéo thẳng con tôm và đưa ra ngoài ánh sáng để xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Các khớp càng rộng chứng tỏ thịt tôm đã không còn tươi vì chúng có thể bị nấu quá lâu hoặc đã được để đông lạnh trong thời gian dài.
Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt
Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường. Để kiểm tra vấn đề này, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.
Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
Chân tôm
Cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc. Ngoài ra, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi.
Chọn riêng từng loại
Tôm có nhiều loại và mỗi loại được nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau vì vậy cách chọn và chế biến vì thế cũng khác nhau:
- Tôm sú: Đây là loại tôm nuôi nên chắc thịt, kích thước khá lớn và dễ chế biến. Chọn tôm, trước hết, tôm phải còn sống. Chị em chú ý thấy tôm có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt.
- Tôm sắt: Là loại tôm có kích thước nhỏ hơn các loại tôm khác nhưng rất ngon, khi chế biến có vị ngọt đậm đà. Loại tôm này bạn nội trợ nên chú ý khi chọn. Tôm khoẻ và ngon là tôm còn tươi, có màu hồng trắng, nếu tôm có màu hồng đậm là tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.
- Tôm he (biển): Khi cầm tôm lên xem, tôm còn nhảy tanh tách, có màu hồng trắng, mắt xanh, đó mới là tôm ngon và còn khoẻ.
- Tôm hùm: Là loại tôm có kích thước lớn nhất, thường được bà nội trợ chọn khi chế biến các món hấp. Tôm hùm khoẻ, ngon là tôm có càng xanh trong và vỏ tươi bóng.
Chọn tôm khô ngon nhất
Tôm khô có thể dùng nấu canh với các loại quả bầu, quả bí, rau ngót, rau mùng tơi, hay ngâm với củ kiệu, làm gỏi, xào, rang đều rất ngon. Muốn mua được tôm khô ngon, chị em lưu ý nhé:
Tôm khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên (màu của men gạch), đó là loại tôm được phơi sống.
Tôm khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên (màu của men gạch), đó là loại tôm được phơi sống. Tôm khô có màu đỏ nhạt, hay đỏ sẫm là tôm đã để lâu ngày và được luộc chín mới phơi, hoặc tôm được tẩm bằng phẩm màu. Tôm ngon thịt săn, chắc, ngửi không có mùi nồng.
Tôm đất (sông) thường ngọt hơn tôm biển. Tôm đất thân nhỏ và tròn hơn tôm biển. Một cách khác nữa phân biệt là tôm biển thường có mùi tanh tanh hơn tôm đất.
Tôm khô bảo quản đúng có thể dùng trong nhiều tháng mà không lo bị mốc hay mất đi hương vị. Mua tôm ở chợ về, bạn nên phơi tôm khoảng 2 đến 3 ngày nắng cho tôm thật khô. Sau đó để nguội gói tôm vào trong giấy báo bọc lại cất giữ trong hũ đập nắp kín.
Ăn tôm không đúng cách có thể gây chết người
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng và là món ăn ngon nhưng vẫn có chứa nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ mà rất ít người biết và chú ý tới.
Tôm có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, phospho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể...
Tuy nhiên nếu bạn ăn tôm không đúng cách sẽ gặp những sai lầm đáng tiếc cho sức khoẻ của bạn. Sau đây là 6 lưu ý khi ăn tôm bạn cần biết:
- Ăn tôm tái khiến bạn dễ mắc phải loại giun, sán sống kí sinh trong tôm.
- Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể).
- Một số người thích vắt chanh vào khi ăn tôm. Nên từ bỏ thói quen này vì vitamin C trong chanh có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
- Ăn vỏ tôm: Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nên đã cố gắng ăn nhiều. Tuy nhiên điều này lại dẫn đến hóc, nghẹn, nguy hiểm hơn là gây ra trầy xước thậm chí còn thủng thực quản. Tuy nhiên điều bạn không hề để ý, nguồn canxi chủ yếu nằm ở thịt, chân và càng tôm.
Ăn tôm thế nào cho đúng?
Ăn vừa phải
Ăn tôm quá nhiều cũng không tốt vì trong tôm giàu chất protein và các chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều sẽ gây nặng bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hoá. Lưu ý: Người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g/ngày. Trẻ dưới 4 tuổi từ 20-50g/ngày tuỳ lứa tuổi.
Không ăn tôm đã bị chết, ươn
Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn là người bị dị ứng với món ăn này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều.
Những người bị gout không nên ăn tôm
Ngýời bị gout không nên ãn tôm mà còn không nên ãn hải sản vì sẽ gây ðau nhức, khiến các xương khớp ngày càng xýng to.
Không ăn tôm khi bị ho
Ãn tôm khi ðang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hõn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của tôm. Chýa kể ðến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm. Mà dị ứng thức ãn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]