Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Mỹ, hiện nay có trên 80% lượng tỏi bày bán trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc. Hầu hết chúng đều đã bị tẩy trắng và phun thuốc để ngưng mọc mầm. Tỏi Trung Quốc có thể được tưới bằng nước cống và khử trùng bằng methyl bromide trước khi xuất khẩu. Đây là chất diệt sâu bọ rất độc hại đối với con người, có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong.
Các đội thanh tra thực phẩm Mỹ liên tục phát hiện ra tỏi có nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa chất hóa học độc hại. Tỏi Trung Quốc được trồng với hàm lượng chất tăng trưởng cao, sau đó được tẩy trắng và ướp các hóa chất bảo quản dài ngày. Vị của tỏi Trung Quốc thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu của hóa chất độc hại chứa sâu bên trong tép tỏi.
Tỏi Trung Quốc được sản xuất trong môi trường rất độc hại
Không chỉ tỏi mà nấm, gà, gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng vô cùng độc hại với sức khỏe của con người.
Người ta đã phát hiện ra nấm Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại. 34% nấm bán trong các cửa hàng thực phẩm của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại các thị trường từ châu Á đến châu Âu khác, nấm Trung Quốc được được bán tràn lan.
Phân biệt Tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn và tỏi Đà Lạt
Tỏi ta có nhiều loại nhưng củ thường là nhỏ, kích thước các củ không đồng đều. Khi lột bỏ cuống, các tép nhỏ và chụm lại, khó bóc vỏ, mùi thơm rất đặc trưng, ít cay nồng. Tỏi Lý Sơn củ nhỏ với vỏ màu trắng, còn tỏi Đà Lạt có vỏ ngoài màu tím nâu...
Ngược lại, tỏi Trung Quốc thường to tròn, kích thước củ khá đồng đều, vỏ ngoài màu trắng hơi ngả vàng, láng bóng. Các tép tỏi to, trắng bóng và xòe ra, vỏ mỏng, rất dễ bóc, có vị hăng, the chứ không thơm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]