Bún là món ăn phổ biến của người Việt. Bún có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như bún mọc, bún ốc, bún bò, bún chả... Tuy nhiên, thực trạng bún bẩn, bún chứa hóa chất độc hại khiến nhiều người lo sợ khi ăn món này.
Bún được làm từ tinh bột gạo tẻ, trải qua các khâu như ngâm ủ gạo, xay gạo thành bột nước, ép bột để tách nước, sau đó bột này sẽ được kéo sợi qua khuôn và luộc chín. Lúc này sẽ cho sản phẩm là sợi bún trắng.
Bún là món ăn phổ biến của người Việt, có thể chế biến được nhiều món ngon hấp dẫn. Ảnh minh họa.
Để làm được một mẻ bún sạch phải mất từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, để thu lợi nhuận cao, rút ngắn thời gian sản xuất xuống còn vài giờ, một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất như chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này đều năm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.
Nếu như ăn phải sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây suy gan thận, nguy cơ dẫn tới ung thư.
Vì vậy, chọn được bún sạch là điều mà nhiều người tiêu dùng mong muốn. Chỉ bằng một bát nước mắm nhỏ, bạn hoàn toàn có thể nhận ra đâu là bún sạch, đâu là bún độc hại.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách, cho bún có hóa chất vào bát nước mắm, bún sẽ không ngấm nước hoặc ngấm rất chậm, có ngấm nhưng ngấm rất ít.
Bún không có hóa chất sẽ ngấm nhanh hơn, mềm ra và hút hết nước mắm.
Nhận dạng bún sạch, bún bẩn
Bún sạch là những sợi bún hơi nát, có màu trắng ngà như màu của gạo, dễ đứt gãy. Ngoài ra, khi chạm tay vào bạn sẽ có cảm giác hơi dính, nhuyễn.
Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ cảm nhận được hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ gây chua và ôi thiu.
Có thể nhận dạng bún độc hại bằng cách cho vào bát nước mắm. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, bún độc hại là bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng mẩy, dai, khó đứt gãy. Chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo mà cảm giác bún khô hơn, cứng hơn. Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng.
Những ai không nên ăn nhiều bún?
Đặc biệt, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với trẻ nhỏ và người có bệnh đường tiêu hóa. Khi họ ăn bún sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ đau dạ dày. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ và người mắc bệnh đường tiêu hóa ăn bún.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]