Tăng vọt nợ công quốc gia đang trở thành nổi nhức nhối của toàn dân và các đại biểu Quốc hội. Nguyên nhân làm tăng vọt nợ công quốc gia và nợ nước ngoài do nhiều nguyên nhân song dễ nhận biết nhất hãy nhìn vào đầu tư công trong GTVT là sẽ thấy ngay vấn đề. Hậu quả Vinashin và Vinalines thì cả 500 ĐBQH và toàn dân đều biết Nhưng còn Vina đường sắt, Vina Hàng không mang lại hậu quả không kém song vẫn còn đang ở “hậu trường”. Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công “ làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD.
Tại kỳ họp thứ 4 ( 5/2012) và thứ 5 (10/ 2012) diễn đàn QH nóng lên câu hỏi khó : “Sau Vinashin , Vinalines thì sẽ là Vina gì!” .
Nhìn thẳng vào sự thật, với trách nhiệm của một nhà khoa học - một cử tri, tôi trả lời nghiêm túc - chính xác với Đoàn Chủ tịch kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII cùng 500 đại biểu QH rằng: Sau Vinashin,Vinalines là “Vina railways (Vina Đường sắt )” và “Vina airline (Vina Hàng không)”!
Dự án đường sắt Bắc - Nam, một trong những dự án gây nhiều tranh cãi (Ảnh minh họa)
Điều đặc biệt là “Tứ đại Vina” này đều tập trung vào lĩnh vực GTVT, mà chủ yếu vào 3 loại hình GTVT hiện đại chủ lực tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hộ - quốc phòng – an ninh, có lượng tài sản quốc gia lớn nhất; vốn vay ODA nhiều nhất nhưng cũng là nguyên nhân chính làm tăng vọt nợ công quốc gia. Theo Global debt clock (Đồng hồ báo nợ công thế giới ) thì: Trước ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD…. Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân.
Tính từ ngày 4/9/2012 đến nay nay, nợ công Việt Nam đã tăng vọt 4,9 tỷ USD. Bình quân mỗi người dân từ người già đến em bé mới chào đời đang phải “gánh” tới 826,4 USD nợ công, đây là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử kinh tế VN!
Hãy nhìn từ năm 2000 trở lại đây, do đầu tư ồ ạt vào hạ tầng giao thông – đặc biệt là đường sắt, hàng không, cảng biển bằng vốn vay ODA nhưng hiệu quả thấp nhất, gây siêu lãng phí và biến VN trở thành con nợ lớn về ODA .
Phong trào đua nhau đầu tư tràn lan lên tới 260 cảng biển giành kỷ lục nhiều nhất trong ASEAN, nhiều gấp 2 lần các nước liên minh EU. Trị giá tài sản công lên tới 100 tỷ USD mà chỉ đạt 2% thị phần vận tải hàng hóa – không hề vận tải hành khách nên hiệu quả kém xa một cảng biển ở châu Âu. Hàng hải đi kèm là “công nghệ tân trang đồ cổ”Vinashin, Vinalines, làm thất thoát, lãng phí và để lại một món nợ nước ngoài khổng lồ nhiều tỷ USD.
Việc nỗ lực “tái cơ cấu” bất thành đã gây nên phá sản Vinashin để lại món nợ Chính phủ mà thực chất là Nhà nước và nhân dân phải gánh. Hàng loạt tàu biển “Nữ hoàng” nối nhau chìm – cháy tàu, 7 “tàu biển triệu đô” cùng Hoa Sen…, bị xiết nợ hoặc đang nằm chờ bán sắt vụn tại các cảng nước ngoài gây tổn thất kép nặng nề làm tan nát ngành công nghiệp mà VN là nước có thế mạnh.
Đường sắt có tới 3200 km trị giá tài sản công 30 tỷ USD với 42.000 người vận hành mà chỉ đạt 16 triệu hk/năm chỉ bằng 1/20 đường sông cũng “thi đua lập siêu dự án đường sắt cao tốc. Sau 10 năm theo dự án công nghệ “tân trang đồ cổ” cho đường sắt khổ 1 mét mà hành trình HN – TP.HCM vẫn chỉ 32 tiếng và đã trở thành “đường sắt cổ vật” ngốn 2 tỷ USD. Tại tại kỳ họp thứ 5 (10/2012), QH duyệt chi tiếp 1.800 tỷ đồng cho đường sắt không khác gì “hòn đá tảng ném xuống ao bèo”.
Hàng không có tới 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD với khoảng 3 vạn người lao động . Lợi thế thị trường và khi hậu nhất khu vực, đầu tư tới 10 sân bay quốc tế, gấp 3 lần Nhật Bản; 26 sân bay tầm cỡ quốc tế và khu vực đang hoạt động, tiềm năng vận tải 200 triệu hành khách/năm mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94 % công suất. Trong khi đó, từ Hàng không quốc gia VNA đến tất cả các hãng hàng không tư nhân đều thua lỗ nặng nề. Các hãng hàng không như ICA, MCA phải thua lỗ phá sản; JPA mỗi tháng lỗ 2 triệu USD được “tái cơ cấu”, dồn gánh nợ quốc gia lên VNA thành nợ công chính phủ. Nợ lũy tiến của hàng không nhiều năm đang lên tới nhiều tỷ USD.
Như vậy, tổng giá trị tài sản đường sắt, hàng không, hàng hải là 200 tỷ USD trong đó có hàng chục tỷ USD vay từ vốn ODA để xây dựng hạ tầng mà chỉ vận tải 28 triệu hàng không/năm chỉ bằng 1/2 so với sân bay Changi – Singapore thì lấy gì trả lương cho 150.000 cán bộ nhân viên và có lãi để trả nợ ODA?
Tại cuộc báo cáo khoa học ở Bộ GTVT ngày 13/2/2013, vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành công bố: “Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt, hàng không, đường biển chỉ đạt dưới 1%”. Tỷ lệ dưới 1% (có như không) là thị phần “quái dị nhất” chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới phản ảnh sự thất bại nặng nề trong GTVT mà trực tiếp do “tứ đại Vina” gây ra.
Mặc dù vậy, hiện nay ngành giao thông vẫn lập nhiều siêu dự án tỷ đô vay vốn ODA đầu tư vào cảng biển, sân bay, đường sắt “đồ cổ tân trang” có nguy cơ tiếp tục lãng phí thêm hàng chục tỷ USD khiến 90 triệu dân ngất ngây xen lẫn hoang mang.
Theo P.V - Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]