Các yếu tố chính góp phần giúp thanh khoản căn hộ bình dân tăng cao, theo Savills, bao gồm cam kết tiến độ xây dựng, danh tiếng chủ đầu tư, các kênh phân phối hiệu quả và hỗ trợ tài chính từ các chủ đầu tư cùng đối tác ngân hàng. Đơn vị tư vấn này dự báo thêm, lượng kiều hối chảy vào Việt Nam năm qua tăng 6% (đạt 10,6 tỷ USD) được kỳ vọng sẽ là nguồn vốn lớn cho thị trường nhà ở trong thời gian tới.
Trong khi đó, báo cáo của CBRE cho hay, năm 2013, TP HCM ghi nhận 6.114 căn hộ chào bán, nguồn cung tăng 83,5% so với năm trước. Riêng quý IV có 2.702 căn được tung ra thị trường, trong đó nhà bình dân chiếm 56,7%. Dù nguồn cung trên thị trường sơ cấp dâng cao nhưng lượng giao dịch cũng cải thiện so với cùng kỳ. Hầu hết giao dịch thành công thuộc phân khúc bình dân.
Một dự án bị đình trệ đã tái khởi động trong năm 2013 và giảm giá 10%, còn 13,5 triệu đồng mỗi m2 đã chào bán trong năm 2013.
Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Công ty CBRE Việt Nam, Dương Thùy Dung giải thích, giao dịch phân khúc bình dân cải thiện do tác động của nhiều yếu tố, một trong số đó là giá đã mềm hơn, chỉ còn 630 USD một m2.
Bà Dung cho biết, trong quý IV/2013, căn hộ bình dân đã giảm giá 1,4% so với quý III và rớt 6% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là lần đầu tiên phân khúc này ghi nhận mức giảm nhiều vì một số dự án được hỗ trợ từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. "Ngoài ra, một số chủ đầu tư chấp nhận tốc độ bán cao hơn là bán giá cao nhưng lượng bán thấp", bà Dung nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng, việc tăng số căn hộ chào bán cho thấy niềm tin của chủ đầu tư vào sự phục hồi của thị trường đang dần được củng cố. Mặt khác, điều này sẽ góp phần làm tăng hàng tồn kho do lượng tiêu thụ thấp hơn hơn nguồn cung. Hiện TP HCM tồn kho khoảng 17.214 căn hộ (đã chào bán nhưng chưa có giao dịch).
Theo - Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]