Theo đó, Phó Chủ tịch yêu cầu các đơn vị liên quan cần tập trung thi công, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn giao thông. Lãnh đạo các quận có tuyến đường đi qua phải chỉ đạo đẩy nhanh công tác GPMB, giải quyết nhanh các thủ tục liên quan, đôn đốc các chủ đầu tư nhà tái định cư tập trung thi công, đẩy nhanh tiến độ bàn giao nhà để phục vụ GPMB.
Đối với các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng của các dự án, ngoài các chính sách, tiêu chuẩn đền bù của nhà nước, nếu người dân có nhu cầu mua nhà ở xã hội, Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng phải phối hợp với các quận tổng hợp, báo cáo để Thành phố yêu cầu các chủ đầu tư giải quyết.
Được biết, đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km. Tuyến đườngchạy qua các điểm khống chế như Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy tạo thành một vòng tròn vành đai khép kín.
Đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy là hợp phần quan trọng của dự án có chiều dài 6,4 km với tổng mức đầu tư khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng, theo tiêu chuẩn đô thị loại một. Đường sau khi xây dựng có bề rộng từ 58-64 m, bố trí mỗi bên hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, hai làn xe hỗn hợp, vỉa hè mỗi bên rộng 8 m và dải phân cách giữa từ 3-9 m.
Đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng có chiều dài khoảng 2km với tổng mức đầu tư khoảng gần 2,6 nghìn tỷ đồng. Đường có mặt cắt rộng từ 53,5 - 57,5m theo tiêu chuẩn tuyến đường đô thị chính cấp 2. Trong đó dải phân cách giữa 4m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m. Điểm đầu của tuyến giao với đường Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, điểm cuối giao với đường Giải Phóng tại cầu vượt Ngã Tư Vọng.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]