Cụ thể, có 2.072 món hàng từ đồ chơi ván trượt nổ đến quần áo lọt có độc tố gây ung thư vào danh sách cảnh báo. Hội đồng, các nước thành viên EU và doanh nghiệp đang phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo những sản phẩm nguy hiểm này biến mất khỏi thị trường châu Âu .
Đáng chú ý, 62% sản phẩm trong danh sách đến từ Trung Quốc. Trước đó, nước này vẫn nắm giữ vị trí số 1 trong danh sách cảnh báo hàng nguy hiểm của EU. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu lớn nhất của EU.
Việc phối hợp với chính quyền Trung Quốc trong vấn đề này tiếp tục là mối ưu tiên của EU. Cụ thể, mỗi cảnh báo liên quan tới sản phẩm Trung Quốc sẽ được gửi cho cơ quan chức năng nước này để họ giải quyết trực tiếp với nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu.
Tới nay, Trung Quốc đã nhận được 11.540 thông báo và có biện pháp khắc phục trong 3.748 trường hợp. Việc tra xét nguồn gốc hàng hóa của số còn lại vẫn còn khó khăn.
Bà Vera Jourova - ủy viên phụ trách các vấn đề tư pháp, người tiêu dùng và bình đẳng giới của EU – cho biết: “Chúng tôi có 2 thử thách trước mắt. Một là dịch vụ bán hàng online phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Và hai là sự hiện diện của phần lớn hàng hóa Trung Quốc trong danh sách cảnh báo. Tháng 6 này tôi sẽ đến Trung Quốc để đẩy mạnh hợp tác quan trọng với chính phủ về vấn đề an toàn sản phẩm”.
Trong năm 2015, đồ chơi (27%) và quần áo, phụ kiện thời trang (17%) là 2 mục sản phẩm cần có biện pháp khắc phục. Đây cũng là những sản phẩm nổi bật nằm trong danh sách cảnh báo năm ngoái.
Ngoài ra, các rủi ro về hóa chất trong sản phẩm như chì, nickel trong trang sức và đồ chơi chứa phthalates (chất làm mềm nhựa có thể gây ra vấn đề sinh sản) cũng được lưu ý trong danh sách.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]