- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Trong đó tại chung kết 200m bướm nam diễn ra lúc 8:30 sáng 10.8 (giờ Việt Nam) Phelps đã về nhất với thành tích 1'53"36, qua đó giành HCV Olympic thứ 2 tại Rio 2016 và thứ 20 trong sự nghiệp.
Tuy nhiên trước khi cuộc đua này diễn ra, mọi thứ được dự báo là không hề dễ dàng cho Phelps, ngay cả khi đây là cự ly bơi bướm sở trường nhất, nơi anh đã từng 8 lần liên tiếp phá KLTG kể từ năm 2001 đến nay.
Đội tuyển bơi lội Mỹ.
Ngôi vị số 1 của Michael Phelps bị cạnh tranh gay gắt từ những kình ngư trẻ tuổi đầy tài năng. Trên thực tế tại London 2012 cách đây 4 năm, Phelps đã bị đánh bại bởi một tài năng trẻ 20 tuổi lúc bấy giờ là Chad le Clos (Nam Phi).
Ngày hôm nay, Phelps không những gặp lại le Clos trên đường bơi chung kết, mà còn vấp phải những thách thức thậm chí còn lớn hơn từ những kình ngư đầy sức trẻ Tamas Kenderesi (Hungary), Daiya Seto và Masato Sakai (Nhật)...
Nhưng một lần nữa Michael Phelps đã trở lại với thói quen chiến thắng quen thuộc. Ở tuổi 31, Michael Phelps không bùng nổ như khi còn đôi mươi, mà thi đấu và chiến thắng một cách đầy chắc chắn.
Michael Phelps không phải là người về nhất ở cả 2 lượt vòng loại và vòng bán kết 200m bướm. Nhưng thành tích của anh cứ tăng dần dần khi cuộc đua càng vào sâu.
Từ vòng loại với thời gian 1'55"73, cho tới bán kết 1'54"12 và chiếc HCV với thành tích 1'53"36, Michael Phelps cho thấy anh có thừa kinh nghiệm để đối phó với "đám trẻ" nhiều sức mạnh ở những làn bơi bên cạnh.
Chỉ sau chung kết 200m bướm chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, Michael Phelps tiếp tục bước vào phần thi đồng đội ở nội dung 4x200m tự do tiếp sức nam - cự ly thế mạnh và hứa hẹn mang về thêm 1 tấm HCV cho đội tuyển bơi Mỹ và tấm HCV thứ 3 cho Phelps tại Rio 2016.
Không bất ngờ sau đó khi tuyển bơi Mỹ với Michael Phelps xuất phát ở vị trí cuối cùng, đã giành chức vô địch với thành tích 7'00"66, bỏ xa đội về thứ nhì là Vương quốc Anh (7'03"13) gần 3 giây.
Giành tấm HCĐ trong cuộc đua một các khá bất ngờ là các chàng trai đến từ Nhật Bản, với thời gian 7'03"50.
Lần lượt các đồng đội gồm Dwyer, Haas và đặc biệt là Lochte, người bạn lâu năm của Phelps tại đội tuyển Mỹ, đã tạo ra lợi thế vô cùng lớn ở 3 lượt thi đầu tiên giúp Michael Phelps gói tròn chiến thắng cách biệt của đội tuyển Mỹ so với phần còn lại của cuộc thi.
Townley Haas, người xuất phát thứ 2 trong thành phần tuyển Mỹ, là kình ngư hoàn thành 200m với thời gian nhanh nhất cuộc thi chỉ sau 1'44"14. Đã có lúc Haas vượt qua cả vạch KLTG (WR split) khi thực hiện phần thi của mình.
Tuy nhiên với thời gian 1'45"26, bản thân Phelps đã là người bơi nhanh thứ 2 trong tổng số 8 VĐV thi đấu ở lượt cuối. Thành tích của anh chỉ kém 41% giây so với James Guy (Anh), kình ngư 20 tuổi đang là ĐKVĐ thế giới nội dung 200m tự do cá nhân.
Hành trình chinh phục những tấm HCV Olympic của Michael Phelps vẫn còn tiếp tục diễn ra trong các ngày tới ở các nội dung: 100m bướm (12/8), 200m hỗn hợp cá nhân (11.8) và 4x100m hỗn hợp tiếp sức (14.8).
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]