Trong khi đó, theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014 khoảng 5,4% và ước đến cuối năm 2014 còn 3,7-4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012. NHNN đánh giá nợ xấu cao hơn là do việc đánh giá phân loại chặt chẽ hơn.
Báo cáo trước Quốc hội chiều 19/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết nhờ sự nỗ lực chung, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 chủ yếu bằng các giải pháp: thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tải sản bảo đảm …
Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chưa được như mong muốn do khuôn khổ pháp luật, chức năng của VAMC còn hạn chế. Bên cạnh đó, do một số TCTD còn yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch, nên nhiệm vụ còn rất khó khăn.
Để giải quyết nợ trong thời gian tới, theo người đứng đầu Chính phủ, cần phải hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu, nhất là việc mua bán nợ; Hoàn thiên chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính nâng cao vai trò của công ty VAMC; Phát triển lành mạnh thị trường mua bán nợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Tăng cường kiểm tra giám sát thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng, phân loại nợ và dự phòng rủi ro, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong kiểm soát nợ xấu; Tăng cường phối hợp NHNN và các Bộ ngành, địa phương; đặc biệt là các TCTD và VAMC.
Ngoài ra, để xử lý nợ xấu còn phải đẩy mạnh cơ cấu TCTD, công khai minh bạch sở hữu, kiểm soát chất lượng tín dụng; lập dự phòng rủi ro; hoàn thiện thể chế, cơ cấu các TCTD yếu kém, đồng thời đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cơ cấu các TCTD, phấn đấu năm 2015 đưa nợ xấu xuống dưới 3% đảm bảo an toàn TCTD.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]