Sau Covid-19, tỷ lệ nợ công tại các nước giàu sẽ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1945. Khi các nền kinh tế rơi vào cảnh hoang tàn, chính phủ các nước phát triển đang "ký" hàng triệu tờ séc cho các hộ gia đình và công ty để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Trong khi đó, các nhà máy, cửa hàng, văn phòng đều đóng cửa, khiến doanh thu từ thuế sụt giảm. Bởi vậy, sau khi Covid-19 kết thúc, các quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Tình trạng sụt giảm đáng kinh ngạc của tài chính công đang diễn ra. Chính phủ Mỹ có thể chứng kiến ngân sách thâm hụt đến 15% GDP trong năm nay, con số này thậm chí sẽ tăng thêm nếu cần đến biện pháp kích thích mạnh hơn.
Ở các quốc gia phát triển, IMF cho biết tổng nợ công sẽ tăng thêm 6 nghìn tỷ USD lên 66 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay, tương đương với 105-122% GDP. Đây là mức tăng lớn hơn nhiều so với khủng hoảng tài chính năm 2008. Nếu các biện pháp phong toả kéo dài lâu hơn, thì tổng nợ sẽ tiếp tục tăng. Việc giải quyết khoản nợ khổng lồ như vậy sẽ tạo gánh nặng lớn đối với các nước phương Tây trong nhiều tập kỷ tới.
Chiếc đồng hồ tính nợ công ở gần Quảng trường Thời đại (New York) đã cảnh báo về "Tận thế Armageddon” đối với nền kinh tế kể từ năm 1989. Trên thực tế, khoản nợ công của một quốc gia không giống như dư nợ thẻ tín dụng hộ gia đình. Khi nợ quốc gia thuộc sở hữu của công dân, thì nói cách khác nước này nợ tiền chính họ. Nợ có thể nhiều nhưng điều quan trọng vẫn là chi phí duy trì khoản nợ. Chừng nào lãi suất còn thấp, thì khoản nợ vẫn được coi là "rẻ".
Năm 2019, Mỹ đã chi 1,8% GDP để trả lãi đi vay, thấp hơn so với 20 năm trước. Cũng trong năm ngoái, tổng nợ công của Nhật Bản đã là gần 240% GDP, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy quốc gia này không thể chống đỡ. Tại các quốc gia tự in thêm tiền, các NHTW có thể giữ nguyên lãi suất bằng cách mua trái phiếu, khi ở những tuần gần đây họ đã thực hiện với quy mô chưa từng có (ví dụ như động thái của Fed).
Hiện tại, rủi ro lạm phát chưa xảy ra, đặc biệt là khi giá dầu rớt thảm hại. Hầu hết các nhà kinh tế lo ngại rằng các chính phủ sẽ đi vay một cách liều lĩnh hơn, nhưng ít lo ngại về tình trạng nợ công tăng cao. Việc hỗ trợ tài chính thiếu cân xứng như hiện nay có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy suy thoái.
Tuy nhiên, trong khi việc chi tiêu tự do ở thời điểm hiện tại nhằm mục đích tránh tình trạng suy thoái sâu sắc hơn là con đường duy nhất, thì việc các chính phủ "mạnh tay" đi vay trong nhiều năm qua cuối cùng sẽ trở thành mối đe doạ. Mỹ có "hệ thống" phòng thủ mạnh mẽ để chống lại cuộc khủng hoảng nợ, bởi đồng USD là đồng tiền được dự trữ nhiều nhất trên thế giới và nhiều chính phủ nước ngoài muốn sở hữu trái phiếu USD. Dẫu vậy, các nước giàu khác lại không có lợi thế như vậy. Tình trạng nợ công ở mức cao và là thành viên của eurozone khiến Italy nhiều năm phải chịu đựng nỗi lo sợ nếu ECB ngừng mua trái phiếu của họ.
Tin tốt lành là lãi suất vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều yếu tố chưa rõ ràng về dịch bệnh và tầm ảnh hưởng của nó. Một số nhà kinh tế lo ngại rằng, khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, thì vòng xoáy nợ và lãi suất có thể xảy ra đúng thời điểm nhu cầu tăng mạnh, gây ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng vốn đã bị gián đoạn bởi đại dịch.
Do đó, các chính phủ sẽ phải chọn một con đường đầy rủi ro giữa việc đưa ra các biện pháp kích thích ngày hôm nay và phải thận trọng vào ngày mai, nhưng sự hiệu quả không được đảm bảo. Sau Thế chiến II, các khoản nợ của họ đã giảm dần trong nhiều thập kỷ, được giải quyết bằng việc áp dụng mức thuế cao với vốn, siết chặt điều kiện tài chính và lạm phát.
Tình trạng "baby boom" và trình độ giáo dục được cải thiện nhanh chóng đã giúp các nền kinh tế phát triển, tìm lối thoát khỏi cảnh nợ nần. Nhật Bản không phải đối mặt khủng hoảng thị trường trái phiếu kể từ những năm 1990, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP tiếp tục gia tăng. Sau khủng hoảng tài chính 2007-2009, một số nước châu Âu đã lựa chọn cách cắt giảm ngân sách để giảm nợ, với nhiều kết quả trái chiều và sự phản đối mạnh mẽ về mặt chính trị.
Ngoài ra, tác động chính trị của việc giảm thâm hụt ngân sách sẽ không hề tích cực. Đại dịch sẽ khiến các quốc gia mạnh tay chi tiêu, chứ không phải "thắt lưng buộc bụng", đặc biệt là cho dịch vụ y tế. Dân số già đồng nghĩa với nhu cầu tăng lương hưu và chi tiêu y tế cũng tăng lên trong những năm 2030 và 2040. Việc duy trì các dịch vụ công cộng sẽ tốn kém hơn, nhưng lại ít được cải thiện. Các chính trị gia sẽ bị "quân đoàn" cử tri người cao tuổi phản đối nếu cắt giảm phúc lợi hưu trí. Do đó, khoản tiền dự trữ để chống lại những cuộc khủng hoảng trong tương lai sẽ giảm.
Lạm phát cao ở mức vừa phải có thể sẽ có tác động tích cực, bằng cách thúc đẩy tăng trưởng GDP danh nghĩa. Khi lạm phát cao hơn lãi suất, tỷ lệ nợ/GDP hiện tại sẽ giảm dần. Nhưng điều không may là, các NHTW gần đây đã nhấn mạnh mục tiêu lạm phát. Trong 10 năm qua, sự chênh lệch ở Mỹ và eurozone là khoảng 5-6%. Các NHTW nên cam kết "lấp đầy" sự chênh lệch đó với lạm phát cao hơn trong tương lai. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng nợ mà không phá vỡ những lời hứa hẹn về mục tiêu lạm phát.
Hơn nữa, các chính phủ nên chuẩn bị cho việc cân bằng ngân sách vào cuối thập kỷ này. Nếu được thực hiện đúng, điều này sẽ công bằng và hiệu quả hơn so với việc giữ lãi suất thấp và để lạm phát giảm. Họ nên tăng thuế đất, thừa kế, khí thải carbon và ở Mỹ là tiêu dùng, nỗ lực giảm chi tiêu cho người già.
Có thể lãi suất thực sự sẽ ở mức thấp khi tăng trưởng hồi phục và lạm phát chỉ tăng nhẹ, giúp giảm gánh nặng nợ nần. Nhưng khả năng về việc sống chung với mức nợ cao sẽ là một vấn đề căng thẳng và mệt mỏi hơn. Việc tăng ngân sách có thể sẽ là một thách thức rõ ràng đối với thế giới hậu Covid-19 – điều mà các chính trị gia ngày này vẫn chưa sẵn sàng để đối đầu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]