Các loại lãi suất vay tín chấp
Các tổ chức cho vay tín chấp có hai phương thức tính lãi suất đối với gói vay tín chấp (vay tiêu dùng):
- Lãi suất giảm dần (tính trên dư nợ hiện tại): số tiền phải thanh toán cho lãi suất khoản vay của bạn vẫn tiếp tục giảm dựa trên số tiền gốc hàng tháng được giảm, nguyên tắc là được giảm hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
- Lãi suất cố định (tính trên dư nợ ban đầu): số tiền phải thanh toán cho lãi suất khoản vay của bạn vẫn không đổi trong thời gian vay, đơn giản chỉ vì số tiền này được tính dựa vào số dư nợ gốc ban đầu.
Cách tính lãi suất vay tín chấp
Lãi suất cố định (lãi suất gốc):
Khách hàng đi vay tín chấp sẽ được tính lãi theo năm, tức là bao nhiêu phần trăm một năm dựa trên dư nợ ban đầu.
Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp ngân hàng X số tiền 300 triệu trong 24 tháng, lãi suất 12%/năm: Số tiền gốc phải trả là 12,5 triệu/tháng, và lãi phải trả là 3 triệu. Tổng số tiền lãi phải trả trong 24 tháng là 72 triệu. Tổng số tiền bạn phải trả sau 24 tháng là 372 triệu.
2 hình thức lãi suất khi vay tín chấp ngân hàng tuy khác nhau về cách tính nhưng khoản tiền thực tế mà khách hàng phải trả khi hết hạn hợp đồng không khác nhau là mấy.
Lãi suất giảm dần:
Các ngân hàng cho vay áp dụng phương pháp trả góp đều, lãi tính trên dư nợ giảm dần hàng tháng. Hàng tháng, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản tiền như nhau bao gồm một phần gốc và lãi (trong đó, tiền gốc và lãi hàng tháng đều có thay đổi). Lãi suất được tính trên số tiền mà khách hàng thực sự còn nợ ngân hàng.
Cách tính lãi suất giảm dần như sau:
Số tiền phải trả hàng tháng = số tiền vay/thời gian vay + số tiền vay*lãi suất cố định hàng tháng.
Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp ngân hàng X số tiền 300 triệu trong 2 năm với lãi suất cố định 12%/năm và lãi tính trên dư nợ giảm dần thì mỗi tháng bạn sẽ phải trả là số tiền cố định phải trả hàng tháng+ Lãi (tính theo gốc)
Tháng 1: Số tiền phải trả= 12,5+ 3=15,5 triệu
Tháng 2: Số tiền phải trả= 12,5+(300-12,5)*12%=12,5+ 2,875=15,375 triệu
Tháng 3: Số tiền phải trả= 12,5+ (300-12,5-11,98)*12%= 12,5+2,85=15,25 triệu
Vậy có thể thấy: Tổng số tiền phải trả sau 24 tháng là 337,5 triệu, Tổng số tiền lãi phải trả sau 24 tháng là 37,5 triệu đồng.
Chú ý: Trong vay vốn ngân hàng, hai hình thức lãi suất khác nhau về cách tính những số tiền thực tế mà khách hàng phải trả khi hết hạn hợp đồng đều bằng nhau và mức chênh lệch giá không đáng kể. Vì lãi suất cố định khi chọn hình thức lãi suất cố định thường thấp hơn lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Ví dụ chúng tôi lấy ở trên có sự chênh lệch lớn là vì mức lãi suất chúng tôi tính ở cả 2 hình thức lãi là bằng nhau (cùng là 12%/năm).
Ngân hàng thường chọn cách tính lãi suất giảm dần trong hợp đồng vay tín chấp để đảm bảo hạn chế rủi ro trong việc quản lí thời gian vay của khách hàng.
Lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay của khách hàng nếu thị trường có tăng lãi suất.
Khách hàng có quyền tất toán hợp đồng (trả trước hạn). Khi đó khách hàng chỉ phải trả số tiền gốc còn lại cộng với mức phí tất toán hợp đồng là từ 2 – 4 % trên số tiền gốc còn lại.
Khoản vay không tự gia hạn khi kết thúc hợp đồng, khách hàng phải tiến hành tất toán hết khoản vay còn lại khi đăng kí khoản vay mới.
Đối với những khoản vay mà khách hàng không hoàn trả hay trả quá hạn, khi đó điểm thông tin tín dụng (CIC) của khách hàng sẽ được cập nhật trên hệ thống trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nước. Lúc đó khách hàng sẽ khó có thể tham gia vay tiếp ở bất kì ngân hàng nào.
Điều kiện vay tín chấp:
– Tuổi từ 18 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam. Riêng khách hàng làm việc trong lĩnh vực đặc thù (như: quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, giáo sư,…) phù hợp với độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
– Có hộ khẩu thường trú/tạm trú trên cùng tỉnh/thành phố với Chi nhánh cho vay hoặc làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố Chi nhánh cho vay và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn giáp ranh Chi nhánh cho vay.
– Có thu nhập thường xuyên và ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.
Hồ sơ vay vốn:
– Giấy đề nghị vay tiêu dùng cá nhân theo mẫu của ngân hàng;
– Bản photo CMND/Hộ chiếu/Chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam;
– Bản photo Hộ khẩu thường trú/tạm trú;
– Bản photo Hợp đồng lao động/Quyết định biên chế (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như Quyết định điều động công tác, Quyết định chuyển ngạch công chức,…);
– Sao kê tài khoản trả lương tối thiểu 3 tháng gần nhất, Bảng lương
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]