Một phép so sánh hài hước về thị trường kim loại là “Trung Quốc hắt hơi – hàng hóa bị cảm lạnh”. Theo logic, khi thị trường này có tín hiệu tốt lên thì hàng hóa cũng sẽ đi theo đà đó. Các kim loại công nghiệp như đồng, nhôm và quặng sắt đã có một đợt phục hồi ấn tượng khi các dấu hiệu gần đây cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị mở cửa trở lại và tín hiệu ngày càng rõ ràng hơn.
Theo Fact set, đồng đang được giao dịch ở mức khoảng 8.536 USD/tấn trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), tăng khoảng 20% so với mức thấp nhất của tháng 7 năm nay. Giá nhôm trên sàn giao dịch LME cũng tăng khoảng 20% so với mức thấp nhất vào hồi tháng 9 vừa qua. Dữ liệu của CEIC cho thấy quặng sắt đã tham gia vào “bữa tiệc” tăng giá muộn hơn nhưng giá hiện đã tăng 23% trong tháng qua.
Có một vài lí do chính đáng để lạc quan về tình hình hiện nay. Đồng USD suy yếu và chính sách Zero Covid dường như đang đến hồi kết. Tuy nhiên các nhà đầu tư dường như đang phớt lờ khu rừng vẫn còn khá tối tăm và ảm đạm để tìm kiếm một vài cây mới chớm nở. Mặc dù đúng là Trung Quốc dường như cuối cùng đã từ bỏ bộ chính sách phòng Covid-19 nghiêm ngặt, tuy nhiên quá trình mở cửa trở lại cũng sẽ còn nhiều gập ghềnh.
Mới đây Bắc Kinh đã công bố gói cứu trợ đối với các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã cho thấy điều tồi tệ nhất đối với giá quặng sắt có thể đã đi qua. Tuy nhiên thị trường nhà ở vẫn còn đối mặt với suy thoái sâu sắc. Đầu tư vào bất động sản đã giảm 8,8% trong 10 tháng đầu năm 2022 so với cùng kì năm 2021. Capital Economics lưu ý rằng việc chuyển hướng khỏi Covid-19 và hỗ trợ bổ sung cho lĩnh vực bất động sản cuối cùng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nhu cầu trong nước, nhưng có lẽ phải đến nửa cuối năm sau.
Tuy nhiên, lần này, có một vài vấn đề khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc thận trọng, đặc biệt là tình trạng vẫn còn tồi tệ của thị trường nhà ở quốc gia - vốn là nguồn nhu cầu lớn nhất trên toàn cầu đối với các kim loại như quặng sắt.
Một số nhà phân tích coi nguồn cung kim loại đang ở mức dồi dào là một cơn gió ngược khác. Ngân hàng Citibank cho biết nguồn cung đồng hiện có khả năng vượt quá nhu cầu và nhôm chuyển sang trạng thái dư thừa trong quý thứ ba. Ngân hàng dự kiến nền kinh tế sẽ tiếp tục suy yếu sẽ hạn chế khả năng tăng giá của kim loại. Các kim loại như đồng đang định giá cho sự phục hồi lớn trong tăng trưởng nhu cầu trong ngắn hạn sẽ khó có thể phục hồi ngay lập tức.
Trung Quốc phải đối mặt với một con đường dài và khó khăn để trở lại bình thường. Sự phục hồi cuối cùng sẽ đến, tuy nhiên các nhà đầu tư kim loại vẫn cần đến sự thận trọng để có thể tránh những rủi ro.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]