Theo CCTV, khoảng 500 cảnh sát đã được huy động, đồng loạt ra quân tiến công một loạt các địa điểm đặt máy in, kho cất giữ… ở các thành phố Huệ Châu, Sán Vĩ, Thâm Quyến, Sán Đầu, Cát Dương, kết thúc thành công chuyên án “Săn báo 905” kéo dài suốt 9 tháng.
Ông Hoàng Thủ Ứng, Cục trưởng Trinh sát Sở Công an Quảng Đông, cho biết đây là vụ án tiền giả có số địa điểm gây án nhiều nhất, số máy móc in ấn nhiều nhất, số lượng tiền giả thu được lớn nhất, số tội phạm bị bắt nhiều nhất kể 1949.
Trước đó, từ tháng 1/2015, khi chỉnh lý 5 vụ vận chuyển, tiêu thụ tiền giả, công an Quảng Đông đã khai thác hơn 100 kẻ phạm tội, phát hiện ra đằng sau số tiền giả là một kẻ họ Chu. Điều tra cho thấy Chu sống ở Thâm Quyến, nhiều lần tham gia các vụ buôn tiền giả. Chu có quan hệ chặt chẽ với Đặng, kỹ thuật viên in ấn quê Tứ Xuyên.
Dần dần, các trinh sát đã phát hiện cả một tập đoàn tội phạm chuyên in ấn, tàng trữ, tiêu thụ tiền giả quy mô lớn, với 4 máy in hiện đại, 8 kỹ thuật viên được đặt trong xưởng in thuê đặt tại nhà máy ngũ kim. Nhà máy này được tổ chức canh gác, cảnh giới chặt chẽ bằng hệ thống camera và các vọng gác…
Trong đợt truy quét, cảnh sát đã bắt 17 nghi phạm ở Huệ Châu, phá hủy 2 điểm in ấn, thu giữ 210 triệu Nhân dân tệ tiền giả thành phẩm (nặng 4 tấn), bắt 7 nghi phạm tại Sán Vĩ, 2 nghi phạm tại Thâm Quyến, 1 nghi phạm ở Quảng Châu, 2 nghi phạm ở Tứ Xuyên…. Qua khai thác, nghi phạm Đặng nhận đã hợp đồng tổ chức làm chế bản và in tiền giả cho Chu với giá 300.000 Nhân dân tệ/tấn.
Chu khai hắn và đồng bọn hợp tác theo kiểu góp cổ phần thuê địa điểm, mua sắm máy móc, vật tư… đầu tư tổng cộng 1 triệu Nhân dân tệ. Giá thành của mỗi tờ bạc 100 Nhân dân tệ giả chỉ có 0,5 Nhân dân tệ. Mỗi tờ này bán được 10 Nhân dân tệ, lãi 20 lần. Nếu mẻ này trót lọt, chúng sẽ kiếm được 20 triệu Nhân dân tệ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]