Khi kinh tế Nga kế thúc năm 2016 với nhiều kết quả tích cực, nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo rất khả quan cho nền kinh tế Nga trong năm 2017, xếp Nga vào một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới với giới đầu tư, thậm chí còn đưa ra dự báo là thị trường chứng khoán Nga hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2017.
Tuy nhiên cá nhân người viết cho rằng, việc kinh tế nước Nga có sức hấp dẫn đầu tư nhất thế giới năm 2017 là hoàn toàn có cơ sở, song thị trường chứng khoán Nga thì chưa thể bùng nổ trong năm 2017 như dự báo của các chuyên gia.
Những thành quả mà kinh tế Nga đạt được chưa thể và không thể tạo đà cho sự bùng nổ thị trường vốn của Nga trong năm 2017.
Chứng khoán Nga tăng điểm trong năm 2016, song chưa thể bùng nổ trong năm 2017
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán, chuyển nhượng những chứng chỉ chứng khoán có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ, đó là những loại giấy tờ có giá trị như tiền tệ, hay nói đúng hơn là đại diện cho tiền tệ. Do vậy, mọi biến động trên thị trường chứng khoán đều liên quan đến tiền tệ và nền tảng của tiền tệ - hàng hoá.
Hiệu ứng từ thị trường tiền tệ Nga không thể tạo sự bùng nổ cho thị trường chứng khoán
Theo hãng tin CNN, chỉ số RTS của thị trường chứng khoán Nga tính theo đồng USD đã tăng 52% trong năm 2016, dẫn đầu các thị trường chứng khoán trên thế giới.
Một chỉ số chính khác của thị trường chứng khoán nước này là Micex, tính bằng đồng Rúp, cũng tăng 27%.
Hãng tin Bloomberg thì nhận định, trong năm 2017, các tài sản của Nga như đồng Rúp và cổ phiếu Nga sẽ tiếp tục là những kênh đầu tư được giới đầu tư ưa chuộng nhất tại các thị trường mới nổi. Đặc biệt khi đồng Rúp Nga được ngân hàng Thụy Sỹ UBS dự báo sẽ đem lại mức lợi nhuận 26% trong 12 tháng tới.
Trong khi đó, một số thị trường chứng khoán kết thúc năm 2016 với mức giảm điểm sâu. Chứng khoán Italy giảm 10% do những lo ngại về sức khỏe ngành ngân hàng nước này.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của sàn chứng khoán Thượng Hải giảm 12% trong cả năm, còn chỉ số chính của sàn chứng khoán Thẩm Quyến mất 15%.
Như vậy, so với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới thì thị trường chứng khoán Nga thực sự đã bùng nổ trong năm 2016, nhưng vì kinh tế Nga gặp khó khăn bởi hai gọng kìm nguy hại “cấm vận của phương Tây và giá dầu thô giảm” nên nó bị giới phân tích lãng quên.
Tuy nhiên, trong năm 2017 thì hiệu ứng từ thị trường chứng khoán Nga không dễ được như vậy nữa.
Có thể thấy rằng, biên độ phục hồi của đồng Rúp gần như đã đạt đỉnh trong năm 2016 sau khi nó chạm đáy vào năm 2014. Năm 2017 có thể đồng Rúp được cải thiện, song không thể có biên động dao động tích cực lớn như năm 2016. Bởi lẽ, sự chao đảo của thị trường tiền tệ Nga đã lấy lại thăng bằng và năm 2017 sẽ là giai đoạn đi vào sự ổn định.
Mặt khác, thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2016 – mà cụ thể là những ngoại tệ mạnh - tác động tiêu cực đến đồng Rúp đều nằm ở mức thấp nhất. Đồng dollar Mỹ thì đến cuối năm FED mới tăng lãi suất, đồng euro và đồng bảng Ảnh thì chao đảo bởi Brexit, đồng yên Nhật thì ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất âm của Tokyo, đồng nhân dân tệ thì chuẩn bị chạy đà cho việc vào giỏ tiền tệ quốc tế (SDR).
Nay thì những điều kiện thuận lợi đó đã không còn với đồng Rúp nữa, mà thể hiện rõ ràng nhất qua việc FED tăng lãi suất, khiến cho đồng USD có biên độ tăng giá trị đối với tất cả các ngoại tệ mạnh trên thế giới. Đồng USD tăng giá có thể có lợi cho thị trường hàng hoá Nga, chứ chưa hẳn có lợi cho thị thị trường vốn của Nga.
Kinh tế Nga năm 2017 chưa thể đột phá vì phụ thuộc vào chính sách tái cơ cấu đang được hiệu chỉnh
Từ khi Tổng thống Putin có nước đi mới với việc sử dụng những quân cờ mới, kinh tế Nga đã có sự đổi thay lớn và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực.
Từ nửa cuối năm 2016 một hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” đã có sự hiệu chỉnh rất lớn đối với chính sách điều hành kinh tế của chính phủ Nga, thể hiện qua việc phát triển thực chất và tái cơ cấu nền kinh tế.
Kinh tế Nga vốn luôn được gắn liền với sự “vĩ đại” từ thời Liên Xô để lại, nghĩa lả quy mô dự án hay giá trị công trình luôn rất lớn, song hiệu quả thì không tương xứng. Dự án Dòng chảy phương Nam dự kiến dẫn khi từ Nga đi các nước Châu Âu theo ngả phía Nam Âu, không quá cảnh Ukraine, khi bị đình lại đã cho thấy sự lãng phí của một dự án khổng lồ.
Từ khi nhà kinh tế Alexei Kudrin được bổ nhiệm trở lại, những sự “vĩ đại” dường như đã được thay bằng tính thực chất.
Nhiều người cho rằng vì Nga bị cấm vận khó khăn nên phải chấp nhận “gà què ăn quẹn cối xay”, nhưng thực ra đây là một sự thay đổi rất lớn trong điều hành kinh tế của chính phủ Nga. Hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” đã xem hiệu quả làm tiêu chí.
Bên cạnh đó là việc tái cơ cấu nền kinh tế Nga, khiến lần đầu tiên Nga trở thành “cường quốc nông nghiệp”.
Những nhìn nhận hoài nghi về chính sách tái cơ cấu nền kinh tế của Nga đã thay đổi, bởi đó không phải là sự chẳng đặng đừng trong thời buổi khó khăn, mà đó là một hướng mới trong điều hành của Moscow và đã có kết quả tốt.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]