Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo ngại, nếu tốc độ tăng nợ công vượt ngưỡng an toàn 65% vào năm 2015, thì cả Quốc hội và Chính phủ sẽ rất khó để tăng bội chi, hay tăng chi cho đầu tư phát triển. (Nguồn Internet)
Tại phiên làm việc ngày 9/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, con số 64% GDP cũng đã được báo cáo của Chính phủ đề cập. Đây là mức dự kiến đến hết năm 2015. Trong khi đó, con số ước tính đến hết năm 2014 tương đương 60,3% GDP.
Tuy vậy, những dự báo này cũng nhận được nhiều lo lắng từ các đại biểu cũng như bản thân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. “Nợ công là mối đe dọa, cân đối ngân sách chưa tích cực, nếu không muốn dùng từ rất xấu”. Ông lo ngại, nếu tốc độ tăng nợ công vượt ngưỡng an toàn 65% vào năm 2015, thì cả Quốc hội và Chính phủ sẽ rất khó để tăng bội chi, hay tăng chi cho đầu tư phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ trở thành quốc gia công nghiệp hóa đến năm 2020. Tại hội nghị, ông đã bày tỏ quan điểm của mình: Sang năm nợ công đã ở mức hơn 64% rồi, không được trên 65%. Thế đến đến năm 2016, 2020 lấy gì mà bội chi, lấy gì mà phát triển nữa?
Nợ công không còn là vấn đề đáng lo ngại của tương lai, mà hiện hữu trước mắt. (Nguồn Internet)
Như vậy nợ công không còn là vấn đề đáng lo ngại của tương lai, mà hiện hữu trước mắt. Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng “ tiêu chí tính nợ công của Việt Nam là chưa đầy đủ, và thực tế nợ công của Việt Nam phải lớn hơn nhiều”.
Nợ công thực sự đáng lo khi ngân sách Nhà nước dùng tới 72% để chi thường xuyên, tức chi ăn cho bộ máy; và 28% còn lại là chi cho đầu tư phát triển, và chi trả nợ.
Có nghĩa, là chi đầu tư phát triển – nguồn nuôi dưỡng chính để trả lại nợ - là không được đảm bảo.
Gần đây, Bộ Tài chính chỉ đồng ý chi 180.000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển trong năm 2015, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định phải cao hơn ở mức 242.000 tỉ đồng. Như vậy, nợ công đã thực sự trở thành vấn đề đáng lo ngại, chứ không phải chỉ là chuyện rủi ro trong tương lai.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, khi nợ công của một quốc gia đến mức báo động đỏ, khả năng trả nợ khó khăn mà không thể cắt giảm vốn vay thì sẽ lâm vào tình trạng chủ nợ không cho vay nữa hoặc cho vay lãi suất rất cao. Khi đó người dân sẽ phải gồng mình trả nợ, ngân sách làm ra đồng nào trả nợ đồng ấy, không còn tiền dành cho đầu tư phát triển hay chi cho các mục tiêu an sinh xã hội, đẩy nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, khi nợ công của một quốc gia đến mức báo động đỏ, khả năng trả nợ khó khăn mà không thể cắt giảm vốn vay thì sẽ lâm vào tình trạng chủ nợ không cho vay nữa hoặc cho vay lãi suất rất cao. (Nguồn Internet)
Ở góc độ vĩ mô, nợ công gia tăng sẽ làm giảm uy tín của Chính phủ trong vấn đề cải cách nền kinh tế. Việc vay mượn nhiều cũng khiến nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi quyết định rót vốn.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần kiểm soát tốt nợ công, không nên chỉ đặt vấn đề tỉ lệ nợ công trên GDP ở mức bao nhiêu mà phải xem xét tính bền vững của nợ công, khả năng trả nợ và tốc độ gia tăng.
Thùy Phạm (TH) - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]