Phương pháp mà IMF sử dụng để tính toán GDP của hai nước và đưa ra kết luận này là phương pháp ngang giá sức mua (PPP).
Phương pháp mà IMF sử dụng để tính toán GDP của hai nước và đưa ra kết luận này là phương pháp ngang giá sức mua (PPP).
Điểm mấu chốt của phương pháp tính GDP theo ngang giá sức mua là lập luận cho rằng giá cả ở các quốc gia là khác nhau. Một chiếc áo ở Thượng Hải sẽ có giá rẻ hơn so với một chiếc áo y hệt ở San Francisco, bởi vậy sẽ không hợp lý khi so sánh GDP của các nước mà không tính đến vấn đề này. Mặc dù một người Trung Quốc kiếm được ít tiền hơn so với một người Mỹ, động tác đơn giản là chuyển lương ở Trung Quốc sang đơn vị tính USD sẽ không thể đánh giá hết sức mua của người dân Trung Quốc và cả nước Trung Quốc.
Chỉ số Big Mac Index của tạp chí The Economist là một ví dụ xác đáng cho lập luận này.
Tạp chí The Economist đã tính "tỷ giá PPP" dựa vào một loại hàng hoá duy nhất là chiếc bánh Big Mac của McDonald's cho tất cả các quốc gia.
Big Mac xuất phát từ tên gọi của một loại thức ăn nhanh phổ biến trên thế giới thông qua hệ thống chuỗi nhà hàng chuyên bán thức ăn nhanh McDonald’s. Big Mac đơn thuần là một ổ bánh mì kẹp thịt khá lớn (hambuger), béo ngậy đầy chất đạm, chất bột, chất béo được làm ra theo một tiêu chuẩn công nghiệp để phục vụ nhu cầu ăn nhanh của con người trong thời đại công nghiệp.
Big Mac xuất phát từ tên gọi của một loại thức ăn nhanh phổ biến trên thế giới thông qua hệ thống chuỗi nhà hàng chuyên bán thức ăn nhanh McDonald’s.
Nguyên tắc cơ bản của PPP chính là “quy luật một giá”. Trong dài hạn, tỷ giá sẽ điều chỉnh giá cả các giỏ hàng hóa tương tự ở các nước khác nhau. Nếu giỏ hàng hóa phù hợp với chỉ số Big Mac, tỷ giá Burger sẽ được dùng để định giá đồng tiền của quốc gia đó.
Cùng với chỉ số Big Mac, lý thuyết “Burger” ra đời dựa trên thuyết ngang giá sức mua của tiền tệ, phản ánh một Đô la mỹ cần phải mua được một lượng hàng hóa như nhau trên tất cả các quốc gia.
Bởi vậy, IMF đã bổ sung thêm chỉ số GDP tính theo phương pháp ngang giá sức mua bên cạnh chỉ số GDP chuyển đổi theo tỷ giá. Nếu tính theo phương pháp PPP, Trung Quốc đã vượt Mỹ. Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc sẽ đóng góp 16,48% GDP thế giới (tương đương 17.632 tỷ USD, theo PPP), trong khi Mỹ chỉ chiếm 16,28% (tương đương 17.416 tỷ USD, theo PPP).
Đến cuối năm 2014, Trung Quốc sẽ đóng góp 16,48% GDP thế giới (tương đương 17.632 tỷ USD, theo PPP), trong khi Mỹ chỉ chiếm 16,28% (tương đương 17.416 tỷ USD, theo PPP).
Theo Business Insider thì đó không phải tin tức xấu đối với Mỹ, bởi nếu tính theo giá trị thực, không điều chỉnh cho sức mua, Trung Quốc vẫn thấp hơn so với Mỹ 6,5 nghìn tỷ USD và không có khả năng để vượt qua trong một thời gian dài nữa.
Thùy Phạm (TH) - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]