Tin tức mới nhận, sau khi chúng tôi đăng loạt bài về tăng phí đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khiến dư luận xã hội bức xúc. Ngày 6/4, Tổng công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIDIFI) đã có công văn phản hồi.
Theo văn bản của Tổng công ty VIDIFI, dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được đầu tư theo Nghị quyết 54-NQ/TƯ ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thự hiện Nghị Quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của bộ Chính trị phù hợp với Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệ đại vào năm 2020.
Năm 2002 Bộ GTVT đã cho phép lập dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Tuy nhiên, sau đó Nhà nước không có vỗn đầu tư nên năm 2004 Bộ GTVT lập dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT nhưng cũng không có nhà đầu tư nào đầu tư.
Do tính cấp bách của việc xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trong khi Ngân sách Nhà nước khó khăn, nguồn vốn ODA có hạn, các nhà đầu tư trong nước không có ai có khả năng đầu tư, nên năm 2007, thường trực Chính Phủ giao Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) chủ trì cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoài thương Việt Nam (Vietcombank) huy động vồn để đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo hình thức BOT.
VDB đã cùng Vietcombank thành lập VIDIFI và VIDIFI được Thủ tướng Chính phủ giao làm Chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng theo hình thức BOT…
Nếu các điều kiện được thực hiện đúng lộ trình theo Phương án tài chính đã được thẩm định, chấp thuận thì thời gian thu hồi vốn của dự án là 30 năm.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày vừa tăng phí
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã hoàn thành, phải được thu hồi vốn, Nhà nước không thể hỗ trợ thêm, việc tăng phí theo Hợp đồng BOT ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ năm 2007 (khi chưa có Quỹ bảo trì đường bộ) là không thể không thực hiện.
Số tiền thu phí từ QL5 của các năm qua cũng chỉ đủ để đầu tư bảo dưỡng, sửa chữa mặt bằng QL5.
Sau khi tăng phí, mức phí hiện tại từ QL5 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cũng chỉ bằng một nửa tiền lãi vay phải trả hàng ngày, VIDIFI vẫn phải tiếp tục vay để trả lãi và lãi lại chồng lên lãi.
Lãnh Tổng công ty VIDIFI cho biết, đợt tăng phí theo lộ trình lần này là rất quan trọng để làm cơ sở thu hồi được vốn đầu tư cho dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng trong 30 năm theo đúng Hợp đồng BOT đã ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nhắc tới vấn đề quản lý tài chính Lãnh đạo tổng công ty VIDIFI cho rằng, Bộ GTVT, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã định kỳ kiểm tra công tác quản lý chất lượng thiết kế, chất lượng công trình 2013, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán giai đoạn 1 cho dự án trong năm 2014, sau khi dự án hoàn thành, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục triển khai kiểm toán giai đoạn 2 vào năm 2016.
Quá trình triển khai dự án, VIDIFI cũng đã ký kết, thực hiện quy chế phối hợp với Tổng cục An ninh để giữ gìn an ninh, trật tự trên tuyến…
Đơn vị này cũng khẳng định: "Theo quy định Hợp đồng BOT đã ký giữa VIDIFI và Bộ GTVT, toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện dự án và phương án tài chính là công khai, minh bạch, không có sự “mờ mờ, ảo ảo”.
VDB, VIDIFI thực hiện dự án không vì mục đích lợi nhuận và thông thường không ai đầu tư dự án để 30 năm mới thu hồi vốn. không thể có “lợi ích nhóm”.
QL5 do nhiều thế hệ xây dựng để lại cho chúng ta sử dụng, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau 30 năm khai thác thu hồi vốn, VIDIFI cũng sẽ giao lại cho Nhà nước và sẽ được sử dụng cho nhiều thế hệ".
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]