Ảnh minh họa. (Nguồn: arabianbusiness.com)
Các dịch vụ tài chính do những ngân hàng Hồi giáo cung cấp dường như khá hấp dẫn đối với các khách hàng vì tính linh hoạt, thiết thực với cuộc sống của người dân cũng như hoạt động của nền kinh tế, và các quy định cấm những giao dịch tài chính với mục đích đầu cơ hay không an toàn.
Theo nhà kinh tế người Kuwait Hajjaj Bukhdur, bất chấp những quy định tôn giáo nghiêm ngặt, lĩnh vực dịch vụ tài chính Hồi giáo có mức độ linh hoạt cao và ít rủi ro, qua đó giúp lĩnh vực này phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu khá đa dạng của khách hàng.
Hiện tại, khoảng 40 triệu người trong số 1,6 tỷ dân Hồi giáo trên thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính Hồi giáo - đã ngày càng phổ dụng hơn kể từ khi trở thành thị trường mới trong những năm đầu của thập kỷ 1970 hiện trải rộng ở trên 70 nước.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các cơ quan kinh tế khác mới đây ước tính tổng tài sản của các tổ chức tài chính Hồi giáo tăng tới 9 lần lên 1.800 tỷ USD trong giai đoạn 2003-2013
Dự kiến con số này sẽ còn tăng cao trong thời gian tới và ước đạt 4.000 tỷ USD vào năm 2020./.
Theo Vietnamplus.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]