Cụ thể, DN sản xuất vàng TSMN được NHNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng TSMN khi đáp ứng đủ các điều kiện: Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng TSMN trong Giấy chứng nhận đăng ký DN; Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng TSMN. NHNN quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng TSMN.
Sau gần 2 năm thực hiện NĐ 24, cơ quan quản lý đã dần hướng các DN đầu tư vào lĩnh vực nhiều tiềm năng. Trong năm 2014, nhiều đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận sản xuất vàng TSMN. Chẳng hạn, tại An Giang, NHNN đã cấp Giấy chứng nhận cho 84 DN trên địa bàn có đủ điều kiện sản xuất vàng TSMN. Còn tại Đắk Lắk, đến cuối năm 2014, mạng lưới kinh doanh vàng miếng trên địa bàn tỉnh có 11 chi nhánh NHTM và 1 DN được phép kinh doanh vàng miếng, với tổng số điểm giao dịch là 37 điểm.
Theo NHNN Đắk Lắk, mạng lưới kinh doanh vàng TSMN có 164 DN đăng ký kinh doanh vàng TSMN; trong đó có 98 DN đăng ký hoạt động sản xuất vàng TSMN. Căn cứ hồ sơ đăng ký, NHNN chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng TSMN cho 69 DN.
Qua công tác kiểm tra, giám sát của NHNN các tỉnh cho thấy, các DN đã chấp hành nghiêm túc quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng; các TCTD, DN kinh doanh vàng miếng đã niêm yết giá mua, bán công khai tại điểm giao dịch. Chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ mua bán đầy đủ. Những hoạt động kinh doanh vàng TSMN sai phạm đã được chấn chỉnh. Các DN kinh doanh vàng TSMN chưa đăng ký kinh doanh đã tiến hành đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh theo quy định.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương do Văn phòng Chính phủ tổ chức mới đây, Chính phủ đánh giá cao hoạt động quản lý vàng và một trong những nội dung được đề cập trong dự thảo Nghị quyết Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, NHNN tiếp tục chủ động thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường vàng đã đạt được kết quả tích cực, vấn đề đặt ra hiện nay là phải khơi dậy sự phát triển của thị trường này. Bên cạnh việc cấp phép cho các đơn vị sản xuất kinh doanh vàng TSMN, cần phải có thêm các chính sách, trong đó bao gồm cả chính sách thuế, quản lý thị trường, để giúp hoạt động sản xuất kinh doanh này không chỉ nhằm phục vụ tiêu thụ trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người dân. Vào thời điểm cuối năm, theo các cửa hàng kinh doanh vàng ở khu vực phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) thì nhu cầu mua vàng TSMN đã gia tăng bởi nhiều người mua trang sức sử dụng vào dịp tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
TS. Phan Duy Minh – Học viện Tài chính cho rằng, thực ra vàng trang sức cũng là tài sản dự trữ, khi càng để lâu càng có giá, nhất là các sản phẩm có độ tinh xảo và nghệ thuật cao. Chính vì vậy, khi có nhiều DN được cấp phép sản xuất, kinh doanh vàng TSMN là cơ hội tích cực cho sự phát triển của vàng TSMN Việt Nam trong thời gian tới.
Đặc biệt, mới đây, sự kiện Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý NHTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Gold & Jewellery) chính thức giới thiệu dòng sản phẩm quà tặng và vật phẩm cao cấp mang thương hiệu Royal SeLangor (Malaysia). Bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng khác đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, dòng sản phẩm này sẽ làm đa dạng hơn các thương hiệu quà tặng cao cấp đang được VietinBank Gold & Jewellery phân phối. Như vậy, có thể nói rằng, những tín hiệu “chuyển động” gần đây trên thị trường vàng TSMN cho thấy hứa hẹn thị trường này sẽ có bước tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]