Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo FSAP thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam, mức độ tham gia của nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng là lớn theo cả hình thức liên kết sở hữu trực tiếp và gián tiếp.
Cuối 2011, 5 ngân hàng thương mại Nhà nước (gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB) chiếm gần 40% tài sản và 48% tiền gửi khách hàng của khu vực ngân hàng.
Tổng mức tham gia của Nhà nước vào hệ thống ngân hàng còn lớn hơn nếu tính cả phần góp vốn của nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước tại một số ngân hàng cổ phần trong số 34 NHTMCP – phân khúc tăng trưởng nhanh nhất và hiện chiếm một nửa tổng tài sản của khu vực ngân hàng.
Và đặc biệt nếu tính cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội thì mức độ tham gia của nhà nước vào hệ thống còn lớn hơn nữa.
Trong khi đó, tỷ trọng của khối ngân hàng nước ngoài trong tổng tài sản của khu vực ngân hàng thương mại vẫn còn nhỏ và ổn định ở mức 10%.
Những nhận định của báo cáo FSAP vẫn đúng cho đến nay. Báo cáo của NHNN cập nhật tại thời điểm cuối tháng 6/2014 cho thấy tổng tài sản của nhóm ngân hàng TMNN hiện vẫn chiếm xấp xỉ nửa tổng tài sản của toàn hệ thống. Lượng tiền gửi vào 5 ngân hàng này cũng chiếm gần nửa tổng lượng tiền gửi, theo báo cáo tài chính.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]