Trong đó, ngay cả những nước thị trường vốn phát triển, như Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên, với Việt Nam, thực tế quản lý nợ chưa chuyên nghiệp, việc trả nợ phần lớn vẫn dùng ngân sách nhà nước. Đặc biệt, những năm gần đây cũng phải vay mới để đảo nợ, nhằm đảm bảo cân đối trả nợ. Hằng năm, ngân sách nhà nước chi không quá 25% để trả nợ (không bao gồm phần nợ Chính phủ trả cho cho phần vốn vay về cho vay lại, nguồn đảo nợ).
Theo ông Hải, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước chi khoảng 1 tỷ USD trả nợ nước ngoài (cả gốc và lãi). Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nghĩa vụ ngân sách phải trả cho phần vay trong nước. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 9 tháng năm 2016, ngân sách trung ương đã chi hơn 176,8 nghìn tỷ đồng trả nợ, trong đó trả nợ vay trong nước hơn 140 nghìn tỷ đồng và trả nợ vay nước ngoài hơn 36,6 nghìn tỷ đồng. Cùng thời gian, đã huy động được hơn 350 nghìn tỷ đồng vốn ODA nước ngoài (đạt 77,5% kế hoạch năm).
Tuy vậy, từ tháng 7/2017, có thể Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ đưa Việt Nam khỏi diện được vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế - IDA (còn gọi tốt nghiệp ODA), do Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Khi đó, áp lực trả nợ vay nước ngoài sẽ lớn hơn, các khoản vay mới cũng ít ưu đãi hơn, lãi suất cao hơn, thời gian vay ngắn hơn… 10 năm qua (2005-2015), Việt Nam đã ký kết vay 45 tỷ USD vốn ODA nước ngoài. Số vốn này dùng cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục…
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]