Các ngân hàng này được phép hoạt động với một số giới hạn, nhằm đẩy mạnh lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế được coi là “mảnh đất vàng” cuối cùng của châu Á.
Mỗi ngân hàng sẽ được phép thành lập một chi nhánh và giải ngân khoản vay cho các công ty nước ngoài nhưng chỉ là các khoản vay bằng ngoại tệ. Để được cho vay đối với các doanh nghiệp Myanmar, các ngân hàng này phải hợp tác với một ngân hàng Myanmar.
Theo Veronica O'Shea, chuyên gia đến từ Herbert Smith Freehills (Singapore), các ngân hàng ngoại chưa bao giờ hi vọng có thể được cấp phép đầy đủ ở Myanmar. Được phép thực hiện một số hoạt động thương mại cũng đã là một tin tốt.
3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group đều nhận được giấy phép. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) cũng được cấp phép. Trong danh sách cũng có hai ngân hàng Singapore là Oversea-Chinese Banking Corp và United Overseas Bank, ngân hàng Bangkok Bank của Thái Lan và ngân hàng lớn nhất Malaysia Maybank.
Khoảng 40 ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện ở Myanmar được nộp đơn xin giấy phép và 25 ngân hàng đã nộp đơn.
Andrew Geczy, lãnh đạo của ngân hàng ANZ, nhận định với quy mô, tiềm năng kinh tế và vị trí chiến lược nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Myanmar được dự báo sẽ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực trong trung hạn.
Khu vực ngân hàng của Myanmar đã lụi tàn sau nhiều thập kỷ đóng cửa với kinh tế toàn cầu do chế độ và lệnh cấm vận của phương Tây.
Trong 12 tháng tới, các ngân hàng được cấp phép sẽ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHTW Myanmar. Các ngân hàng phải có lượng vốn tối thiểu 75 triệu USD.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]