Hy Lạp đã đưa ra quyết định liều lĩnh nhưng không bất ngờ khi chính thức tuyên bố họ sẽ không trả khoản nợ 1,7 tỷ USD của IMF vào ngày hôm qua. Như vậy, Hy Lạp trở thành quốc gia phát triển đầu tiên không có khả năng trả nợ cho IMF – một tổ chức gồm 188 quốc gia nhằm giữ cho kinh tế thế giới được ổn định.
Như vậy, hiện Hy Lạp sẽ không được tiếp cận bất kỳ khoản vay nào của IMF cho tới khi họ hoàn thành nghĩ vụ trả nợ cũ.
Tổng quan khối nợ khổng lồ của Hy Lạp.
Cùng thời điểm, phía Hy Lạp đã đưa ra lời đề nghị về gói cứu trợ thứ 3 từ châu Âu có thời hạn 2 năm với tổng giá trị khoảng 29 tỷ euro (tương đương 32 tỷ USD). Được biết, bộ trưởng Bộ tài chính Hy Lạp đã thảo luận yêu cầu này qua điện thoại và đồng ý tham dự một cuộc đàm phán khác vào ngày thứ 4 để cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Jeroen Dijsselbloem – chủ tọa của cuộc họp nói rằng bất kỳ gói cứu trợ mới nào cũng yêu cầu những điều kiện ngặt nghèo hơn những điều kiện hiện Hy Lạp đang từ chối bởi tình hình tài chính của nước này đang ngày càng trở nên tồi tệ. “Chính vì vậy, đây không phải là một con đường đi dễ dàng”, Richard Quest nói.
Trong khi đó, Hy Lạp đang hết tiền một cách nhanh chóng. Họ từ chối các điều kiện của phía châu Âu và IMF nhằm tháo gỡ gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD vẫn đang mắc kẹt do các cuộc đàm phán không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào trước khi hết hạn vào ngày hôm qua.
“Cơ hội cuối cùng đã bị bỏ lỡ. Chúng tôi hiện đang trong tính huống vô cùng khó khăn”, Dijsselbloem.
Tuy nhiên, gói cứu trợ thứ 3 từ châu Âu sẽ cần thời gian để thảo luận. Và nếu không có chuyển biến lớn nào trong quan điểm của Chính phủ Hy Lạp, các vòng đàm phán mới có thể vẫn rơi vào bế tắc.
Bản thân thủ tướng Hy Lạp là Alexis Tsipras vẫn kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại “gói cứu trợ nhục nhã” theo yêu cầu từ phía châu Âu và IMF trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân vào ngày 5/7 tới (5/7 là ngày Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras kêu gọi trưng cầu dân ý về việc tiếp tục cắt giảm chi tiêu ngân sách).
Phía các nhà lãnh đạo châu Âu thì đã nói rằng những phiếu bầu nói “không” sẽ khiến Hy Lạp phải rời khỏi châu Âu. Trong khi những phiếu “có” sẽ mở ra con đường dễ dàng hơn để tiến đến những thỏa thuận mới.
Bản thân Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng sẽ không có bất cứ cuộc thương lượng nào trước ngày 5/7 và chỉ nối lại đàm phán sau khi Hy Lạp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với IMF.
“Chúng tôi tuyệt đối không thương lượng bất cứ điều gì cho tới khi cuộc trưng cầu dân ý này được tổ chức”, bà Merkel nói với báo chí tại Berlin.
Từ thứ hai tuần này, Hy Lạp đã đóng cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn tài chính.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]