Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp cung cấp một minh chứng rõ nét về sức mạnh kiếm tiền và “dã tâm” của phố Wall, mặc dù giới tài chính Mỹ cũng như quốc tế không hề hay biết và sự việc chỉ mới vỡ lở trong thời gian gần đây.
Vụ việc bắt đầu cách đây nhiều năm, bằng một thỏa thuận giữa Hy Lạp và Goldman Sachs, được thiết kế bởi CEO đương nhiệm của Goldman là Lloyd Blankfein. Blankfein và một đội ở Goldman đã giúp Hy Lạp che giấu quy mô thực sự của khối nợ mà Hy Lạp đang mắc phải, và thậm chí trong quá trình che giấu ấy đã khiến số nợ tăng gần gấp đôi. Và, cũng giống như những gì diễn ra trong khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ, hoạt động cho vay của phố Wall đóng một vai trò quan trọng mặc dù ít ai chú ý đến nó.
Năm 2001, Hy Lạp đã tìm mọi cách để che giấu những rắc rối về tài chính. Hiệp ước Maastricht yêu cầu tất cả các nước thành viên eurozone phải thể hiện rằng tình hình tài chính công của họ đã được cải thiện, nhưng Hy Lạp lại đang đi sai đường. Khi ấy, Goldman Sachs đã đứng ra “giải cứu” bằng cách thu xếp một khoản nợ 2,8 tỷ euro cho Hy Lạp, che giấu bằng cách thể hiện trên sổ sách rằng đây là một “hợp đồng hoán đổi tiền tệ”. Đây là loại giao dịch có cấu trúc phức tạp mà trong đó các khoản nợ bằng ngoại tệ của Hy Lạp được chuyển thành một nghĩa vụ trả nợ bằng nội tệ sử dụng tỷ giá giả.
Kết quả là, khoảng 2% nợ của Hy Lạp đã biến mất một cách thần kỳ. Christoforos Sardelis, người sau đó là Giám đốc cơ quan quản lý nợ công của Hy Lạp, đã mô tả đây là “một câu chuyện tình rất hấp dẫn giữa hai kẻ tội phạm”. Goldman nhận được 600 triệu euro (tương đương 793 triệu USD) cho vụ này. Số tiền tương đương với 12% doanh thu từ mảng tự doanh của Goldman Sachs năm 2001 (đây cũng là năm mảng này đạt doanh thu kỷ lục). Khi đó Blankfein là lãnh đạo của bộ phận này.
Tuy nhiên, thật không may là tình hình diễn biến rất xấu. Sau vụ khủng bố 11/9, lợi suất trái phiếu tăng vọt và khiến Hy Lạp thua lỗ nặng vì công thức mà Goldman sử dụng để tính khoản phải trả của Hy Lạp. Đến năm 2005, số nợ của Hy Lạp tăng gần gấp đôi từ 2,8 tỷ euro lên 5,1 tỷ euro. 2005 cũng là năm mà thỏa thuận được tái cơ cấu và 5,1 tỷ euro đã bị “khóa chặt”. Tình cờ, Mario Draghi, hiện là Chủ tịch của NHTW châu Âu và đang đóng vai trò quan trọng trong “bi kịch” của Hy Lạp, lúc đó đang là Gím đốc quản lý bộ phận quốc tế của Goldman.
Hy Lạp không phải là kẻ duy nhất phạm tội. Cho tới năm 2008, luật kế toán của Liên minh châu Âu vẫn cho phép các quốc gia thành viên tự kiểm soát nợ với các hợp đồng hoán đổi được hậu thuẫn bởi Goldman và các ngân hàng khác trên phố Wall. Đến cuối những năm 1990, JPMorgan đã cho phép Italy che giấu nợ bằng hợp đồng hoán đổi tiền tệ có tỷ giá tùy thích.
Tuy nhiên, Hy Lạp là kẻ xui xẻo nhất. Hy Lạp chắc chắn đã chịu đựng rất nhiều năm “bị đục khoét” vì tham nhũng và trốn thuế. Tuy nhiên, Goldman cũng là đồng phạm khi trục lợi bằng cách che giấu bí mật tày đình. Các ngân hàng khác trên phố Wall cũng làm những vụ tương tự. Khi bong bóng vỡ, kinh tế thế giới suy sụp.
Trong khi kinh tế toàn cầu bị cuốn vào lòng tham của phố Wall, Goldman đã cung cấp cho Hy Lạp một mánh lới khác. Đầu tháng 11/2009, 3 tháng trước khi khủng hoảng nợ của nước này khiến thế giới rúng động, một đội ngũ của Goldman lại đưa ra một công cụ tài chính khác đẩy nợ trong hệ thống y tế của Hy Lạp ra xa. Lần này, Hy Lạp không “cắn câu”.
Như chúng ta đã biết, phố Wall được cứu rỗi bởi tiền nộp thuế của người Mỹ. Sau vài năm, các ngân hàng này đã có lợi trở lại và bắt đầu trả nợ cho Chính phủ. Cổ phiếu ngân hàng vì thế mà tăng vọt. Cổ phiếu của Goldman ở mức 53 USD vào tháng 11/2008 và nay đã tăng lên trên 200 USD. Các lãnh đạo của Goldman và những ngân hàng khác lại nhận mức lương thưởng hậu hĩnh. Blankfein, hiện là CEO của Goldman, riêng năm ngoái nhận được 24 triệu USD.
Trong khi đó, người dân Hy Lạp không có tiền mua thực phẩm và thuốc men. Kể cả ở nước Mỹ, trong khi các lãnh đạo ngân hàng đang đi nghỉ ở Hamptons, hàng triệu người Mỹ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
Nước Mỹ cũng “khổ” vì các hợp đồng hoán đổi. Cách đây 3 năm, phòng quản lý nước của thành phố Detroit phải trả cho Goldman và các ngân hàng khác số tiền phạt 547 triệu USD để kết thúc các hợp đồng hoán đổi lãi suất đắt đỏ. 44% hóa đơn tiền nước ở Detroit vẫn phải tiếp tục gánh nợ. Người dân ở thành phố này phải chịu cảnh mất nước. Hệ thống trường học của Chicago cũng phải trả hơn 200 triệu USD tiền phạt. Thành phố Oakland của California thậm chí đã muốn tẩy chay Goldman vì họ bị ép nộp phạt 16 triệu
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]