"Phép màu kỳ diệu"
"Bạn có muốn biến 20 USD rút ra từ trong ví trở thành 1.000 USD ngay trong khoảnh khắc?" Tormos đã hỏi điều này trong buổi diễn thuyết hàng hồi tháng 3. "Hãy thử tưởng tượng nếu bạn đầu tư 2.000 USD trên thị trường ngoại hối, nó sẽ có tương đương với sức mua của 100.000 USD".
Sức mạnh kỳ diệu của tỷ lệ đòn bẩy có thể giúp các nhà đầu tư kiếm được món hời lớn, thậm chí trong một thị trường nhiều biến động, sự tăng giảm đôi khi chỉ tính bằng cent.
"Các đồng tiền thường không có nhiều biến động," Drew Niv - giám đốc điều hành của FXCM - công ty giao dịch ngoại hối tự do lớn nhất tại Mỹ - cho biết. "Vì vậy, nếu tỷ lệ đòn bẩy không tồn tại sẽ chẳng có ai tham gia giao dịch cả".
Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy có thể gây ra nhiều tổn thất to lớn. “Tỷ lệ đòn bẩy là một con dao hai lưỡi, bởi nó vừa có thể gia tăng lợi nhuận, nhưng cũng làm gia tăng trầm trọng các thiệt hại của bạn,” thông tin từ website của FXCM cho biết. Cùng tỷ lệ đòn bẩy 50:1 trong một giao dịch tiền tệ, đồng tiền mất giá 2% tương đương với việc bạn sẽ bị thiệt hại 100%.
Đây là điều có thể xảy ra khi một nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy 50:1 để đặt cược vào sự gia tăng của đồng yên Nhật. Hồi cuối tháng 10 vừa qua, đồng yên giảm 2,3% so với đồng USD Mỹ chỉ trong vòng một ngày. Hồi tháng 9, đồng Euro dã sụt giảm 2,07% so với đồng USD chỉ trong 3 ngày.
Đóng cửa giao dịch
Về lý thuyết, các nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ hơn 100% nếu tỷ giá tiếp tục biến động đi ngược lại mong muốn của họ. Trong thực tế, các nhà môi giới sẽ lập tức đóng cửa giao dịch để ngăn chặn thêm thiệt hại.
“Tỷ lệ đòn bẩy là một công cụ tuyệt vời nếu bạn đầu tư thành công, nhưng chính nó sẽ giết bạn nếu bạn thua cuộc, cựu giám đốc CFTC - giáo sư đến từ đại học Maryland Francis King nói. "Đây là một công cụ hiệu quả để thuyết phục các nhà đầu tư tham gia vào thị trường bán lẻ ngoại hối".
Các nhà đầu tư ngoại tệ có thể sử dụng các gói dịch vụ kèm theo các giao dịch chứng khoán, nhằm kiềm chế tỷ lệ đòn bẩy ở mức 2:1. Các nhà đầu tư chứng khoán có thể mượn tiền từ các nhà môi giới. Trong khi đó, các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối không cần thiết phải vay mượn tiền.
Trong một giao dịch ngoại hối tự do điển hình, nhà đầu tư sẽ theo dõi tỷ giá mua và bán ngoại tệ online từ những người môi giới, ví dụ như đồng yên hay USD. Một nhà đầu tư có 1.000 USD trong tài khoản hoặc thẻ tín dụng - có thể sử dụng tỷ lệ đòn bẩy 10:1 để đặt cược 10.000 USD, cho rằng đồng yên sẽ tăng giá so với đồng USD. Đây được gọi là giao dịch mở, bởi nhà đầu tư có thể đóng giao dịch để thu lợi nhuận, hay tránh thua lỗ bất cứ lúc nào.
Mâu thuẫn lợi ích
Các giao dịch không chính thức (OTC) không được thực hiện dựa trên sự trao đổi. Vì vậy, các nhà môi giới trở thành đối tác của khách hàng, và là người giao dịch trực tiếp. Nếu một nhà đầu tư cho rằng đồng yên sẽ tăng giá, các nhà môi giới sẽ đặt cược ngược lại.
Các nhà môi giới thường lưu trữ các giao dịch theo cách riêng của họ, có thể cùng suy đoán với khách hàng hoặc đi theo hướng ngược lại. Vì vậy, họ sử dụng công cụ hạn chế rủi ro từ phía ngân hàng.
Giám đốc điều hành của 3 công ty ngoại hối tự do (OTC-Over the counter) tại Mỹ - FXCM, Oanda Corp và Gain Capital (chiếm tổng số 73% giao dịch đầu tư trên thị trường) - cho biết họ luôn cố gắng tránh ở phía đối địch với khách hàng. “Chúng tôi nắm trong tay một số lượng giao dịch nhất định,” Ed Eger – giám đốc điều hành tập đoàn Oanda có trụ sở tại Toronto cho biết. “Chúng tôi xây dựng chỗ đứng và cố gắng tự đảm bảo các rủi ro.”
Các nhân viên môi giới ngoại hối, không giống như các đồng nghiệp của họ trên thị trường chứng khoán, không cần phải phân biệt rạch ròi các khoản tiền của khách hàng; họ có thể trộn lẫn vốn từ các quỹ đầu tư với vốn từ các công ty. Nếu một nhân viên ngoại hối phá sản, các nhà đầu tư sẽ không có quyền ưu tiên thụ hưởng và không được bảo vệ bởi Hiệp hội kiểm soát đầu tư.
Tuy nhiên, mối hiểm họa lớn nhất đối với các nhà đầu tư không chuyên là việc lún sâu và lạm dụng tỷ lệ đòn bẩy.
CFTC đã thử - bằng nhiều cách khác nhau – để trấn áp tỷ lệ đòn bẩy. Năm 2010, NFA đã thiết lập giới hạn ở mức 100:1. Sau đó, với cuộc cải cách tài chính nổi tiếng Dodd-Frank ở phố Wall và Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng được thông qua, CFTC đã hạ tỷ lệ đòn bẩy xuống 10:1.
Thế nhưng, những người trong ngành và các khách hàng cũng có những hành động đáp trả; các lá thư phản đối liên tiếp được gửi tới trung tâm điều hành. Dưới áp lực đó, CFTC thiết lập tỷ lệ mới ở mức 50:1.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]