Nợ công chạm ngưỡng nguy hiểm
Theo thông lệ quốc tế, trần trả nợ công được giới hạn là 25% thu ngân sách nhưng tỉ lệ này của Việt Nam đang là 25,9% và dự kiến lên mức 31,9% năm 2015. (Nguồn Internet)
Số liệu mới nhất của Chính phủ cho thấy nợ công tính đến hết năm 2014 dự kiến lên đến mức 60,3% GDP và đến cuối năm 2015 đạt mức 64% GDP.
Theo thông lệ quốc tế, trần trả nợ công được giới hạn là 25% thu ngân sách nhưng tỉ lệ này của Việt Nam đang là 25,9% và dự kiến lên mức 31,9% năm 2015. Đặc biệt, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu phải thực hiện vay để đảo nợ, tức là phải dành một phần vốn vay mới để trả nợ cũ. Năm 2014 Chính phủ phải vay hơn 70.000 tỉ đồng để đảo nợ thì năm 2015 dự kiến tăng gần gấp đôi, đạt mức 130.000 tỉ đồng. Số tiền lãi phải trả nợ hằng năm cũng đang tăng rất nhanh.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, khi nợ công của một quốc gia đến mức báo động đỏ, khả năng trả nợ khó khăn mà không thể cắt giảm vốn vay thì sẽ lâm vào tình trạng chủ nợ không cho vay nữa hoặc cho vay lãi suất rất cao. Khi đó người dân sẽ phải gồng mình trả nợ, ngân sách làm ra đồng nào trả nợ đồng ấy, không còn tiền dành cho đầu tư phát triển hay chi cho các mục tiêu an sinh xã hội, đẩy nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần kiểm soát tốt nợ công, không nên chỉ đặt vấn đề tỉ lệ nợ công trên GDP ở mức bao nhiêu mà phải xem xét tính bền vững của nợ công, khả năng trả nợ và tốc độ gia tăng.
Giá vàng đồng loạt giảm mạnh
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Giá vàng trong nước giảm 60.000 đồng/lượng còn 35,77 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới giảm 10 USD còn 1.227 USD/oz.
Nhận định của giới đầu tư cho thấy, giá vàng phiên 14/10 giảm do tác động của chỉ số USD tăng cao trở lại, trong khi giá dầu thế giới đảo chiều giảm thấp. Chỉ số USD hồi phục sau khi số liệu kinh tế đáng thất vọng của khu vực eurozone và Vương quốc Anh ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Rủi ro thị trường tài chính toàn cầu: Kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
Theo Ông Naoyuki Shinohara - Phó TGĐ thường trực, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF: Việt Nam là một quốc gia đã hội nhập với kinh tế thế giới, nên những rủi ro từ thị trường tài chính toàn cầu sẽ ít nhiều tác động lên kinh tế Việt Nam. ( Nguồn Internet)
IMF cũng nhận định, Việt Nam sẽ không nằm ngoại lệ và cần nỗ lực cải thiện chính sách để tránh nguy cơ nền kinh tế bị trì trệ.
Theo Ông Naoyuki Shinohara - Phó TGĐ thường trực, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF: Việt Nam là một quốc gia đã hội nhập với kinh tế thế giới, nên những rủi ro từ thị trường tài chính toàn cầu sẽ ít nhiều tác động lên kinh tế Việt Nam, chính vì vậy các chính sách phải thể hiện được sự chuẩn bị cho những rủi ro này. Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam nên có các chính sách khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân để các DN vừa và nhỏ có thể tiếp cận với nguồn tài chính.
Nợ xấu làm nghẽn tín dụng
Hiện tại, công tác xử lý nợ xấu tại các ngân hàng đang diễn ra khá chậm chạp do vướng mắc thủ tục pháp lý khi bán nợ cho VAMC, giấy ủy quyền của VAMC cho NH có tòa án đồng ý, tòa án không đồng ý.
Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc NH Á Châu cho rằng: công tác xử lý nợ chậm đã làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tín dụng cho NH, vì các NH thận trọng hơn.
Ông Nguyễn Quang Triết, Phó tổng giám đốc Eximbank, đề nghị NH Nhà nước và Chính phủ cần có những hỗ trợ về cơ chế kịp thời để xử lý nhanh nợ xấu, kịp thời đưa đồng vốn vào thị trường.
Thùy Phạm (TH) - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]