1. Năm 2010
Peter A. Diamond là một trong 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel kinh tế năm 2010. (Nguồn Internet)
Giải Nobel kinh tế thuộc về 3 nhà khoa học Peter A. Diamond (Mỹ), Dale T. Mortensen (Mỹ) và Christopher A. Pissarides (Anh) với công trình “Công thức mới cho sự tương tác trên thị trường, giữa bên có hàng hóa, dịch vụ, việc làm... với bên đi tìm kiếm”.
2. Năm 2011
Thomas J. Sargent là một trong hai nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế năm 2011. (Nguồn Internet)
Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims là hai nhà kinh tế học người Mỹ được nhận giải Nobel kinh tế năm 2011 với công trình “Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế”.
3. Năm 2012
Nhà kinh tế học người Mỹ Alvivin E.Roth là một trong 2 người được nhận giải Nobel kinh tế năm 2012 với công trình " Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường”. (Nguồn Internet)
Hai nhà kinh tế học người Mỹ là Alvivin E.Roth Đại học Harvard và Lloyd S.Shapley, Đại học California được nhận giải Nobel kinh tế với công trình “Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường”.
4. Năm 2013
Ba nhà khoa học chia nhau giải Nobel Kinh tế năm nay: ông Lars Peter Hansen (trên), ông Eugene F. Fama (dưới) và ông Robert J. Shiller (bên phải). (Nguồn Internet)
Lại 1 lần nữa, giải Nobel kinh tế 2013 thuộc về người Mỹ. Ba nhà khoa học Eugene Fama , Lars Peter Hansen và Robert J. Shiller được nhận giải với công trình “Phân tích giá tài sản”.
5. Năm 2014
Jean Tirole - nhà khoa học Pháp nhận Nobel Kinh tế năm nay. (Nguồn Internet)
Năm nay giải Nobel kinh tế thuộc về Nhà khoa học Pháp Jean Tirole với công trình nghiên cứu về cách thức quản lý, điều tiết những đế chế kinh doanh lớn trên thị trường.
Tirole được đánh giá là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Ông đã có nhiều nghiên cứu quan trọng trong một số lĩnh vực. Nhưng đáng kể nhất là tìm ra cách hiểu và quản lý các ngành công nghiệp bị thống trị bởi số ít các công ty.
Công trình của Jean Tirole có ý nghĩa thực tiễn lớn. Ông đã đưa ra một khung thiết kế chính sách chung, áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp, từ viễn thông đến ngân hàng. Dựa trên các nghiên cứu này, Chính phủ các nước sẽ có biện pháp tốt hơn để khuyến khích các công ty lớn vừa tăng năng suất, mà lại không gây hại đến đối thủ và khách hàng.
Thùy Phạm (TH) - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]