Cụ thể, giai đoạn 2011-2020 là 48,8 tỷ USD và giai đoạn 2021-2030 là 75 tỷ USD.
Ngoài ra, vốn đầu tư xây dựng điện có xu hướng tăng trong khi ngành điện cho biết đang rất khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn. Trước đây, giá thành bán điện còn thấp nên nhiều đơn vị không đầu tư vào ngành này, rất nhiều dự án còn dở dang.
Ảnh minh họa
Cụ thể, trong 5 năm 2006 - 2010, EVN mới đầu tư và đưa vào vận hành được 25 tổ máy thuộc 19 dự án so với 49 tổ máy thuộc 25 dự án nguồn điện theo kế hoạch. Hội Điện lực Việt Nam cho biết ngay cả đối với các nước phát triển cũng chỉ thu xếp được nhiều nhất từ 40%-50% vốn tự có phục vụ đầu tư xây dựng, còn lại phải tự đi vay.
Đối với Việt Nam, khả năng thu xếp vốn của EVN và các đơn vị thành viên chỉ khoảng 20% - 30% tổng mức đầu tư cho các dự án điện.
Theo các nhà phân tích, với nhu cầu năng lượng sẽ liên tục tăng cao trong thời gian tới, việc minh bạch hóa ngành điện để tạo điều kiện các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Theo Tuấn Khanh - Nguoiduatin.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]