Báo Hải quan dẫn nguồn từ Cục Quản lý giá cho biết, trong tháng 3, cân đối cung-cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước tiếp tục được giữ vững, chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được thực hiện tại các địa phương... sẽ góp phần bình ổn giá cả thị trường.
Diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ từ 16/25 (tức 28 tháng Chạp) - thời gian cận tết Nguyên đán được tính vào chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.
Tháng 3 là thời điểm của lễ hội, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình khả năng sẽ tiếp tục tăng; giá thóc, gạo có xu hướng tăng tại các tỉnh ĐBSCL do tác động của việc mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, giá thức ăn chăn nuôi có thể tăng do giá nguyên liệu tăng; giá điện, xăng dầu, dịch vụ công... tiếp tục được quản lý, điều hành theo cơ chế thị trường là những nguyên nhân kéo tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3.
Về thực phẩm tươi sống, theo dự báo, nhu cầu thị trường không có nhiều biến động, thời tiết thuận lợi nên giá mặt hang này có thể ổn định.
Riêng giá phân bón được dự báo sẽ giảm nhẹ trong tháng 3.
Tương tự, giá đường được dự báo ổn định, hoặc giảm do nguồn cung tăng. Giá vật liệu xây dựng như thép, xi măng được dự báo ổn định...
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, xã hội và nguồn cung dầu mỏ trên thế giới, Cục Quản lý giá dự báo giá xăng, dầu thành phẩm thế giới tháng 3 ổn định hoặc có thể tăng nhẹ.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]