Mặc dù còn nhiều tranh cãi về khái niệm, định nghĩa, về việc Việt Nam đã thực sự vướng bẫy hay chưa, nhưng không ai phủ nhận được rằng tình hình thực tế của nền kinh tế hết sức đáng quan ngại với các biểu hiện cụ thể mà Gs Ohno đã chỉ ra: Tăng trưởng chậm lại, năng suất sản xuất mờ nhạt, thiếu chuyển dịch cơ cấu đúng nghĩa, vị trí trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới không được cải thiện…
Giáo sư Trần Thọ Đạt – Phó hiệu trưởng ĐHKTQD cũng cho rằng, tăng trưởng mà Việt Nam có được sau đổi mới chủ yếu là do đóng góp của các nhân tố theo chiều rộng như lao động giá rẻ, vốn , tài nguyên. Sau suy giảm kinh tế năm 2009, dường như dư địa cho tăng trưởng theo chiều rộng đã không còn. Do vậy, việc thì trên hết, muốn có tăng trưởng cao hơn, Việt Nam cần tạo ra động lực mới cho tăng trưởng.
Theo Giáo sư Ohno Kenichi, với tình trạng hiện tại của Việt Nam, mục tiêu chính sách quan trọng nhất là cần tạo ra đà tăng trưởng mới mà không phụ thuộc chỉ đơn thuần là mở rộng số lượng đầu vào lao động, số lượng doanh nghiệp, cơ hội thương mại đầu tư trong nước, FDI, ODA hay dòng tài chính.Các yếu tố đó cần chuyển dịch từ việc dựa trên số lượng để hướng tới tăng trưởng được dựa trên chất lượng.
Cụ thể, thay vì tiếp tục đưa ra những chính sách đổi mới dựa trên tự do hóa, hội nhập quốc tế, thu hút FDI, sửa sang khung pháp lý và chính sách nhằm mở rộng số lượng, gia tăng , Việt Nam nên có các hành động nhằm thúc đẩy công nghệ, kỹ năng và kiến thức.
Ví dụ như đưa ra các chính sách nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ), đầu tư cở sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ trong liên kết FDI, phong trào tăng năng suất và đặc biệt là các chính sách để có một hệ thống tài chính hiệu quả.
Thực tế cũng cho thấy, tăng trưởng của các quốc gia đi sau thường trải qua quá trình tự do hóa, tăng trưởng về số lượng, tăng trưởng định hướng năng suất và tăng trưởng dựa vào đổi mới.
Trong hai thập kỷ qua và hiện nay, Việt Nam đã, đang hoàn thành giai đoạn tự do hóa kinh tế trong nước và hội nhập thị trường quốc tế. Bước tiếp theo là nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn, hậu cần, xây dựng thương hiệu… để đất nước trở thành một nhà sản xuất cạnh tranh với chất lượng cao, các sản phẩm với giá thành cao, thay vì giá rẻ với chất lượng thấp.
"Đổi mới thực sự trong giai đoạn hiện nay, là đất nước không còn bắt chước chất lượng cao mà phải trở thành nhà sáng tạo thực sự với các sản phẩm mới, theo quy trình và chất lượng quốc tế.
Điều này đặt ra nhiều khía cạnh cần thực hiện trong quá trình chuyển đổi định hướng chất lượng: Năng suất, chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm, khả năng cung cấp đáng tin cậy, nâng cao kiểm soát kinh tế vĩ mô, môi trường bền vững. Một số yêu cầu nâng cấp kỹ thuật, một số khác lại yêu cầu cải cách thể chế, một số khác nữa lại đòi hỏi thay đổi tư duy.” – Vị chuyên gia Nhật Bản gợi ý.
Theo Cafef
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]