Số vốn này được các NHTM chuẩn bị đáp ứng nhu cầu cho vay để chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ và cho vay ngắn hạn để chủ tàu đảm bảo chi phí khai thác hải sản, cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản theo Nghị định 67, bắt đầu có hiệu từ ngày mai (25.8.2014).
Trong đó Agribank đăng ký 5.000 tỉ đồng, BIDV cam kết 3.000 tỉ đồng, VietinBank dành 3.000 tỉ đồng, MHB dự kiến 2.000 tỉ đồng và 1.000 tỉ đồng khác đến từ Vietcombank.
Các chủ tàu theo đó sẽ được vay vốn hỗ trợ lãi suất tới 4-6%/năm trong thời gian 11 năm và chỉ phải trả phần lãi suất 1-3% còn lại.
Theo hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 22 ban hành giữa tháng 8.2014, các chủ tàu để tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng phải có tên trong danh sách hoạt động nghề cá hiệu quả được UBND tỉnh phê duyệt.
Các chủ tàu đồng thời phải cam kết mua đầy đủ bảo hiểm theo quy định đối với thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) sau khi hoàn thành việc đóng mới, nâng cấp tàu và trước khi đưa vào sử dụng.
Đáng chú ý, NHNN cũng yêu cầu các NHTM chỉ được cho vay đối với các chủ tàu có phương án vay vốn được thẩm định có hiệu quả và khả thi.
Khi cho vay, các ngân hàng phải phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.
Ngoài nguyên nhân khách quan và bất khả kháng đối với khoản vay, các NHTM cũng xử lý theo quy định hiện hành đối với trường hợp chủ tàu không trả nợ gốc và lãi.
Một số đánh giá cho rằng, với cơ chế cho vay cũng như áp lực trích lập và xử lý rủi ro như thông thường, các ngân hàng sẽ giữ thận trọng trong việc cho vay và chủ tàu theo đó cũng không dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]