Cụ thể, chi phí vốn vay đe dọa sẽ tăng trong khi giá dầu và giá hàng hóa sắp bước vào một đợt suy giảm mới và làm cho năm nay trở thành năm thứ 4 liên tiếp đáng thất vọng về tăng trưởng kinh tế.
“Các nước đang phát triển từng là cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu sau thời kỳ khủng hoảng, nhưng nay đang phải đối mặt với một môi trường kinh tế khó khăn hơn”, ông Jim Yong Kim, chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết.
“Nền tảng kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển một cách chậm chạp, nhưng chắc chắn. Trung Quốc đã khôn khéo thoát khỏi ổ gà và đạt mức tăng trưởng 7,1%; Brazil, hiện đang bị tai tiếng về vụ hối lộ, không được may mắn như vậy và đang tiếp tục tăng trưởng âm. Năm nay Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 7,5% và đây sẽ là năm đầu tiên Ấn Độ dẫn đầu các nền kinh tế lớn trên biểu đồ tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới. Khoảng tối còn lại trên bức tranh tăng trưởng đó chính là khả năng nâng lãi suất tại Hoa Kỳ sớm muộn sẽ xảy ra”, ông Kaushik Basu, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Phó Chủ tịch cao cấp Ngân hàng Thế giới nói.
Điều này sẽ hạn chế luồng vốn và làm tăng chi phí vốn vay, gây tổn thương đặc biệt nghiêm trọng đối với các thị trường mới nổi do các thị trường này còn dễ bị tổn thương và do triển vọng tăng trưởng tại đây đang yếu đi.
Đối với các nước xuất khẩu hàng hóa vốn đang vật lộn với giá hàng hóa thấp và các nước chưa có chính sách rõ ràng, việc dòng vốn bị cắt giảm lại càng là một thách thức chính sách lớn hơn nữa.
“Nếu các thị trường mới nổi không thực hiện các chính sách cẩn trọng nhằm đối phó tốt với bất ổn tài chính và bất ổn từ bên ngoài thì họ sẽ gặp khó khăn đáng kể khi phải đối phó với cơn bão thắt chặt chính sách của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và các hệ quả đi kèm khác,” ông Ayhan Kose, Giám đốc Viễn cảnh Phát triển, Ngân hàng Thế giới, nói.
Nhiều nước đang phát triển phụ thuộc nặng vào xuất khẩu hàng hóa, vì vậy giảm giá dầu và các mặt hàng chiến lược càng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các nước này.
Tuy các nước nhập hàng hóa được hưởng lợi từ lạm phát thấp, áp lực tài khóa thấp, và chi phí nhập khẩu thấp, nhưng giá dầu thấp cũng chỉ góp phần tăng cường mức độ hoạt động kinh tế một cách chậm chạp do nhiều nước bị thiếu điện, dịch vụ giao thông, tưới tiêu và các dịch vụ hạ tầng cơ bản khác một cách triền miên; ngoài ra còn một loạt các yếu tố khác như bất ổn chính trị; và hạn hán và lũ lụt gây ra bởi thời tiết bất thuận.
Nhiều mối rủi ro vẫn đang đe dọa viễn cảnh tăng trưởng các nước mới nổi và đang phát triển. Trong khi một số rủi ro đang giảm đi, ví dụ kinh tế khu vực châu Âu và Nhật Bản bị đình trệ, thì lại xuất hiện các rủi ro mới.
Đúng lúc lãi suất tại Hoa Kỳ rục rịch tăng thì hệ số tín nhiệm các thị trường mới nổi lại bị mu lờ dần, nhất là đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Các rủi ro khác gồm gia tăng biến động trên thị trường tài chính và dòng vốn bị giảm. Nếu đồng đô-la Mỹ tăng giá quá mạnh sẽ dẫn đến làm giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, và sẽ tác động tiêu cực lên các đối tác thương mại của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Ngược lại, hồi phục kinh tế đã trở lại tại các nước thu nhập cao. Khu vực châu Âu và Nhật Bản tăng trưởng đã tăng trở lại, kinh tế Hoa Kỳ mở rộng tuy xuất phát còn hơi yếu vào đầu năm.
Các nước thu nhập cao sẽ tăng trưởng 2% năm nay, sau đó tăng lên 2,4% năm 2016 và 2,2% năm 2017. Dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng 2,8% năm nay, 3,3% năm 2016 và 3,2% năm 2017.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]