9. Kwacha (Zambia)
Năm 1968, khi ra đời để thay thế cho đồng Zambian Pound, 1,2 Kwacha có giá trị tương đương với 1 đôla Mỹ. Con số nói trên được cho là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên càng về sau, giá trị của đơn vị tiền tệ này càng tụt dốc không phanh so với đồng bạc xanh. Bắt đầu từ tháng 1/2013, Zambia tái cơ cấu lại đồng tiền của mình, bên cạnh đó cũng thay đổi mã giao dịch của đồng Kwacha từ ZMK thành ZMW. Xem thêm: Những điều ít biết về các loại tiền Việt Nam
8. Won (Triều Tiên)
Sau khi ra đời thay thế cho đồng yên Triều Tiên vào ngày 6/12/1947, đồng won trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Triều Tiên. Tuy vậy, đồng tiền này lại bị các nhà chức trách giới hạn chỉ được sử dụng bởi những người có quốc tịch Triều Tiên. Đối với khách du lịch hoặc người mang quốc tịch khác, Chính phủ Triều Tiên phát hành những đồng xu và tiền giấy riêng dành cho họ. Trên thực tế, rất nhiều đơn vị tiền tệ đã được Chính phủ Triều Tiên phát hành, tuy nhiên tất cả đều không thể cứu vãn được sự mất giá có tính liên tục của đồng won. Xem thêm: Những tin đồn về tiền Việt Nam gây xôn xao
7. Franc (Ghi-nê)
Đồng Franc được ra đời năm 1959, thay thế cho đồng CFA Pháp vốn được sử dụng rộng rãi tại lục địa đen. Tuy nhiên, các yếu tố như tỷ lệ nghèo đói luôn ở mức cao, lạm phát cộng thêm bất ổn về chính trị, đồng franc Ghi-nê liên tục lao dốc, và hiện đứng hạng 8 trong số những đơn vị tiền tệ có ít giá trị nhất : 1 đôla Mỹ tương đương 7.016 GNF. Xem thêm: Cận cảnh tiền Việt Nam qua các thời kỳ
6. Kip (Lào)
Chính phủ Lào đang làm mọi cách để nâng giá đồng tiền của mình. Đồng kip ra đời vào năm 1952, từ đó đến nay vẫn là đơn vị tiền tệ chính thức của Lào. Trong những năm gần đây, đồng kip đã có sự chuyển biến mạnh mẽ: Nếu như năm 2009, 1 đôla Mỹ tương đương 8.556 kip thì hiện tại, 1 đôla Mỹ đổi được khoảng 8.052 kip. Xem thêm: Tiền Việt Nam gia nhập chỉ số BigMac
5. Ruble (Belarus)
Siêu lạm phát, bất ổn chính trị là những tác nhân chủ yếu dẫn tới sự giảm giá của đồng ruble. 1992 là thời điểm ra đời của đồng ruble, từ đó tới nay, giá trị của loại tiền này dần dần sụt giảm do khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ Belarus đã phần nào khôi phục lại giá trị của đồng ruble thông qua các điều chỉnh hợp lý. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho đất nước này. Xem thêm: Những bí mật thú vị về tiền Việt Nam
4. Rupiah (Indonesia)
Đồng rupiad là đơn vị tiền tệ chính thức của Indonesia, quốc gia theo đạo Hồi lớn nhất. Ra đời trong khoảng thời gian cách mạng Indonesia 1946-1949, đồng tiền trên chính thức trở thành đơn vị tiền tệ của Indonesia, sau khi nước này giành được độc lập. Mặc dù đơn vị tiền tệ chính thức có giá trị không cao và có xu hướng giảm, Indonesia vẫn luôn là quốc gia Đông Nam Á được đánh giá có nền kinh tế đang nổi lên. Một báo cáo vào năm 2013 chỉ ra rằng, Indonesia đã tăng được giá trị nội tệ của mình. Xem thêm: Hủy hoại tiền sẽ bị phạt tới 2 tỷ đồng
3. Dobra (São Tomé và Príncipe)
Sẽ rất nhiều người không biết tới sự tồn tại của đảo quốc nhỏ bé nằm ở bờ biển phía Tây châu Phi này. Ca cao là nguồn thu chủ yếu của São Tomé và Príncipe trước đây. Sau khi dầu mỏ được phát hiện, quốc gia nhỏ bé này nhận nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế dần được phát triển. Tuy nhiên, đồng nội tệ của đảo quốc này luôn rơi vào trạng thái không ổn định và sụt giảm về giá trị. Xem thêm: Tiền giấy 200 đồng được rao bán gấp 250 lần mệnh giá
2. Shilling (Somali)
Somali được coi là quốc gia có vấn nạn tham nhũng cao nhất thế giới. Tỷ lệ trộm cắp cao, nghèo đói, nền kinh tế bất ổn và rất nhiều những vấn đề khác là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên của Somali. Cũng bởi lẽ đó mà đồng shilling không có giá trị cao kể từ khi ra đời vào năm 1962. Cuộc nội chiến tại Somali là thời điểm mà đơn vị tiền tệ này bắt đầu lao dốc. Xem thêm: 15 sự thật thú vị về đồng USD
1. Rial (Iran)
Quốc gia Trung Á này hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 18 thế giới với dân số khoảng 78,4 triệu tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên đơn vị tiền tệ của Iran lại đang có giá trị thấp nhất. Đồng rial ra đời vào năm 1979 sau cuộc cách mạng Hồi giáo, và từ đó tới nay là đơn vị tiền tệ chính thức của Iran. Nguyên nhân cho sự sụt giảm giá trị của đồng rial là những sức ép từ quốc tế, mà đặc biệt là Mỹ với chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Dự đoán trong 2 năm tới, giá trị của đồng rial vẫn sẽ tiếp tục giảm. Xem thêm: Những đồng USD có mệnh giá lớn nhất lịch sử Mỹ
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]