“Kiều hối năm nay đạt khoảng 11 tỷ USD, có thể hơi thấp với lượng kiều hối thực tế. Trong điều tra của CIEM từ tháng 9 đến tháng 11/2014 tại 7 tỉnh, thành lớn có đông dân sống ở nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn 25% kiều hối chuyển qua đường phi chính thức”.
Phí cao khiến kênh chuyển tiền phi chính thức vẫn còn đất sống
Trả lời câu hỏi: Tại sao lượng kiều hối chuyển qua đường phi chính thức lại chiếm tỷ lệ cao như vậy? Ông Võ Trí Thành cho biết: Vấn đề chi phí và tính thuận lợi của việc chuyển hoặc nhận tiền sẽ quyết định vấn đề này. Kênh chuyển tiền phi chính thức hiện tồn tại ở Việt Nam dưới hai dạng, thứ nhất là nhờ người quen cầm về hộ và thứ hai là chỉ cần gọi điện thoại sẽ có người mang tiền đến vì đầu trả tiền đã có sẵn ở Việt Nam.
“Mặc dù là phi chính thức nhưng kênh chuyển tiền này cũng có ý nghĩa nhất định đối với khách hàng. Đồng thời nó cũng là yếu tố cần thiết để các kênh chuyển tiền chính thức nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh với kênh phi chính thức” – Ông Thành nói.
Theo điều tra của CIEM, thị phần của Western Union tại Việt Nam gắn với các định chế tài chính liên quan đang chiếm khoảng 40%.
Khi được hỏi về thị phần của Western Union tại Việt Nam là bao nhiêu và nhiều phản ánh của khách hàng là giá phí của Western Union hiện khá cao khiến họ không dùng dịch vụ của công ty này mà chọn kênh chuyển tiền phi chính thức?
Ông Patricia Z. Riingen – Phó chủ tịch cấp cao khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương của Western Union đã từ chối tiết lộ thị phần với lý do “chúng tôi là công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và theo quy định chúng tôi không được phép công bố thị phần ở các thị trường nhỏ lẻ”.
Còn lý giải về lý do tại sao giá phí chuyển tiền của Western Union bị xem là cao, ông Patricia Z. Riingen cho biết: Một số chi phí để duy trì dịch vụ chất lượng cao thì phải dựa trên chương trình tuân thủ, nhất là liên quan tới tiền, nên phải có sự đầu tư lớn phía sau. Đồng thời, Western Union cũng phải chia sẻ với các đại lý.
“Trong những năm gần đây, Western Union đã đưa ra chương trình giá thích hợp cho người tiêu dùng trên thế giới” – ông Patricia Z. Riingen chia sẻ.
Kiều hối được dùng chủ yếu để tiêu dùng
Bức tranh kiều hối ở Việt Nam năm nay theo CIEM là tương đối hoàn chỉnh. Với kết quả, khoảng 34% kiều hối được dùng cho mục đích tiêu dùng. Đặc biệt, tại Tp.HCM, tỷ lệ người sử dụng kiều hối vào mục đích chi tiêu lên tới 44-45% tổng tiền kiều hối trong 3-5 năm gần đây. Ngược lại, tại các tỉnh miền Trung, mục đích sử dụng kiều hối chủ yếu là trả nợ.
Theo đại diện của Công ty chuyển tiền Western Union con số 34% kiều hối dùng cho tiêu dùng hàng ngày là hợp lý. Bởi lẽ, thay đổi về công nghệ đang ảnh hưởng tới đời sống, làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Riêng tiền kiều hồi đầu tư vào kênh chứng khoán và bất động sản đã có sự thay đổi rõ rệt trong những năm trở lại đây.
Nếu như năm 2006 theo nghiên cứu do Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF công bố thì lượng kiều hối về Việt Nam có tới 50% được dùng để đầu tư vào bất động sản và chứng khoán thì hiện nay đầu tư vào bất động sản chỉ còn 17,3%; chứng khoán khoảng 3%; vàng 20,2%; gửi tiền tiết kiệm 30,2%...
Ngoài ra, nghiên cứu của CIEM cũng chỉ ra rằng, kiều hối đã làm thu nhập người Việt Nam tăng, góp phần làm tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập khả dụng của Việt Nam khoảng 30% GDP.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]