Đây là các số liệu được công bố trong nghiên cứu mới đây của Ủy ban Hội nghị (CB) – một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận tại Mỹ. Các chuyên gia nghiên cứu của CB cùng với trợ lý giáo sư Đại học (ĐH) Kinh doanh McDonough, trực thuộc ĐH Georgetown, đã tổng hợp dữ liệu từ các báo cáo báo chí liên quan đến việc ra đi của các CEO từ năm 2000 đến nay.
Theo nghiên cứu, trong số 500 doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ theo chỉ số Standard and Poor 500, 23,8% doanh nghiệp đã thông báo thay vị trí CEO trong năm 2013, lý do doanh nghiệp đưa ra là thải hồi không có chủ ý.
Con số này thấp hơn một chút so với tỷ lệ thay CEO 24% trong năm 2010 và 25,5% trong năm 2011.
“Giai đoạn khó khăn đã qua và các vị quản lý cấp cao cuối cùng cũng được ngơi nghỉ một chút”, Matteo Tonello của CB – đồng tác giả của nghiên cứu trên – cho biết. Ông cũng thừa nhận rằng sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán năm ngoái đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và bộ máy quản trị giữ nguyên đội ngũ quản lý của họ.
Tỷ lệ thay CEO giảm đã góp phần làm tăng nhiệm kỳ tại vị của các CEO. Thống kê của nghiên cứu này chỉ ra, nhiệm kỳ trung bình của các CEO năm 2013 là 9,7 năm, trái ngược hoàn toàn với xu hướng nhiệm kỳ ngắn trong các top công việc kéo dài cả thập kỷ nay.
Năm 2000, các CEO chỉ tại vị với nhiệm kỳ trung bình là 10 năm. Nhưng trước năm 2012, con số này đã rút ngắn lại xuống còn 8,1 năm. Báo cáo thừa nhận rằng nhiệm kỳ trung bình của các CEO giảm qua các năm vì thị trường nhân sự trở nên cạnh tranh hơn và các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân đang hút các nhân sự cấp cao từ các công ty lớn. Các nhà đầu tư tích cực (activist investors) cũng đóng vai trò trong việc giảm nhiệm kỳ trung bình của nhân sự,
Trong khi đó, các CEO vẫn duy trì nhiệm kỳ của mình lâu hơn các nhân viên cấp độ trung bình khác. Báo cáo trích dẫn một thống kê năm 2008 cho thấy các công nhân ở thị trường lao động rộng mở hơn vẫn duy trì công việc của họ khoảng 5,1 năm, tăng một chút so với con số 5 năm vào năm 1983. Tuy nhiên, trong năm 2013, nhiệm kỳ của các CEO kéo dài hơn do các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và do thị trường phát triển mạnh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ bổ nhiệm CEO từ bên trong công ty tăng cao hơn tỷ lệ bổ nhiệm người ngoài. Định nghĩa “người ngoài” của nghiên cứu ám chỉ các nhân sự chủ chốt dành ít hơn 1 năm làm việc tại công ty trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ cao nhất.
Năm 2013, tỷ lệ tiến cử CEO từ nội bộ là 76,2%, từ ngoài công ty là 23,8%. Tỷ lệ tiến cử người ngoài công ty đã giảm mạnh so với con số 27,1% năm 2012.
Các thay đổi nhân sự chủ chốt đáng chú ý trong năm 2013 gồm General Motor (GM) với việc Mary Barra “kế vị” Dan Akerson vào tháng 12; Wal-Mart thông báo thay CEO Mike Duke bằng CEO Doug McMillon vào tháng 11. Báo cáo cũng chỉ ra trường hợp các CEO bị “hất cẳng” vì năng lực không đạt kỳ vọng như trường hợp của Ron Johnson rời J.C. Penney, cựu CEO kiêm Chủ tịch Bob Moran với thâm niên 12 năm và Giám đốc điều hành (COO) David K. Lenhard rời PetSmart …
Nghiên cứu của CB có chút khác biệt với báo cáo Các nhà tuyển dụng CEO của Spencer Stuart công bố vào tháng 11 năm ngoái. Báo cáo của Spencer Stuart cho rằng trong 3 quý đầu năm 2013, các CEO của 500 công ty thuộc nhóm Standard and Poor 500 đã “nhảy việc” với tốc độ nhanh nhất từ năm 2008 đến nay.
Tuy nhiên, khảo sát của Spencer Stuart căn cứ vào lượng CEO từ nhiệm năm 2013 hơn là các thông báo bổ nhiệm như căn cứ khảo sát của CB. Theo CB, năm 2013, có 42 thông báo bổ nhiệm CEO, giảm so với con số 53 thông báo bổ nhiệm trong năm 2012.
Theo Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]