Từ mức cao ngất ngưỡng 914 - 1.012 USD/bitcoin, đồng tiền này đều đặn rớt giá suốt cả năm qua. Tính đến thời điểm này chỉ còn khoảng 315 USD/bitcoin. Lý do chính được cho là do khủng hoảng niềm tin sau khi hơn 850.000 bitcoin, trị giá lên đến 450 triệu USD, bị đánh cắp từ website trao đổi bitcoin lớn nhất thế giới Mt Gox.
2. Dầu thô
Bắt đầu rớt giá vào tháng 6/2014, đến cuối năm dầu thô đã mất hơn 45% giá trị khi cuộc chiến giá cả giữa OPEC, Mỹ và Nga lan nhanh.
3. Quindell
Giá cổ phiếu của công ty được xem là hàng đầu về công nghệ bảo hiểm ở châu Âu này đã rớt từ 682 xu xuống còn 34 xu sau khi có báo cáo nghiên cứu cho rằng 80% báo cáo lợi nhuận của công ty này là “đáng nghi ngờ”.
4. Đồng rúp Nga
“Cuộc chiến” giữa tổng thống Putin với phương Tây đã khiến cho giá trị đồng tiền này giảm dần đều và mất đến 12% chỉ trong vòng một tuần.
5. Tesco
Giá cổ phiếu của công ty bán lẻ đa quốc gia này đã giảm phân nửa trong năm qua do cạnh tranh gay gắt từ các siêu thị và các vụ lùm xùm về kế toán của công ty này.
6. Chỉ số Athex
Các cổ phiếu của Hy Lạp đã rơi xuống mức thấp nhất trong 17 tháng qua. Quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức lớn về chính trị, khi “bóng ma” vụ Hy Lạp đòi rút khỏi các quốc gia dùng đồng euro lại sắp xảy ra.
7. Đồng
Giá các kim loại thuộc nhóm không quý hiếm đã rớt suốt năm qua và đồng bị ảnh hưởng tồi tệ nhất – trượt giá hơn 15% trong năm 2014.
8. Đồng peso Argentina
Đồng peso Argentina bắt đầu năm 2014 bằng một sự mất giá đến 20%. Suốt cả năm nó đều đặn rớt giá, khiến kinh tế nước này rơi vào tình trạng tệ hại như những năm 2001 và 2002.
9. Twitter
Những quan ngại về dòng vốn và sự cạnh tranh từ Facebook đã khiến giá cổ phiếu của Twitter mất 42% trong năm 2014.
10. Mattel
Cổ phiếu của công ty sản xuất đồ chơi này đã mất 36% trong năm 2014 vì doanh số của búp bê Barbie và các ban nhạc Fisher-Price lao dốc, và “mối lương duyên” 20 năm của công ty này với hãng Disney cũng tan thành mây khói.
11. Các trái phiếu của những công ty Nga
Lợi tức trái phiếu mà những công ty Nga phải thanh toán tăng vọt khi hàng tỉ USD rời khỏi quốc gia này sau khi có lệnh trừng phạt của EU và Mỹ trong vụ khủng hoảng Ukraine.
12. Avon
Sai lầm trong quản lý, doanh số sụt giảm và cảnh sát là những yếu tố khiến cho nhà phân phối trực tiếp các sản phẩm làm đẹp lớn nhất thế giới có một năm kinh khủng.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]