Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc, việc xử lý ban đầu sẽ giúp trẻ thấy khá hơn. Tuy nhiên, nhiều gia đình không thực hiện đúng nên đã đẩy con đến tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí, nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn tới tử vong.
Cháu Lê Quang T. (5 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng quằn quại, da xanh tái, mạch kém, nguy cơ đe dọa tính mạng... Nguyên nhân là do sau khi ăn, cháu T. bị đau bụng, đi ngoài, nôn nên mẹ đã cho uống thuốc cầm nôn và tiêu chảy.
Ảnh minh họa.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bị nôn có thể do phản ứng thông thường hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng nôn cũng có thể là biểu hiện bệnh lý nào đó (nội khoa hoặc ngoại khoa). Có khi nôn là do ngộ độc thức ăn, tắc ruột hoặc lồng ruột. Thậm chí, viêm não hoặc viêm mũi xoang cũng có thể gây nôn.
Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, phải khẩn trương gây nôn cho trẻ để tống hết thức ăn ra ngoài. Tiếp đến phải cho trẻ nằm nghỉ, ăn thức ăn loãng, cho trẻ uống nhiều nước và uống từng chút một (có thể sử dụng Oresol theo đúng chỉ dẫn). Nếu trẻ vẫn bị nôn nhiều, tiêu chảy... nhất thiết phải đưa trẻ tới bệnh viện.
Nếu đã "trót" cho con dùng thuốc chống nôn, nếu thấy con có biểu hiện co giật, cần đến bệnh viện ngay. Do tác dụng, tác hại của thuốc chống nôn, có trường hợp đã dùng thuốc này để tự tử. Cho con dùng thuốc chống nôn bừa bãi chẳng khác nào hại con.
Thuốc Metalopramid, Primperan là những cái tên hay được nhắc đến khi "khai" đã cho con dùng thuốc gì. Thực ra, Pripera là tên biệt dược. Theo dược điển, Pripera có thể làm mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn vận động. Dùng quá liều có thể gây co giật dẫn đến thiếu oxy và tử vong. Tất cả các thuốc chống nôn - dù được bán nhiều ở các hiệu thuốc và rất dễ mua - nhưng khi dùng đều phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống nôn có nhiều loại với nhiều tên gọi và biệt dược khác nhau; một số thuốc ngoài tác dụng chống nôn còn có những tác dụng khác. Vì vậy, sử dụng thuốc này cần hết sức thận trọng. Ngay cả với bác sĩ nhi khoa, không phải trường hợp nào cũng kê thuốc chống nôn cho bệnh nhân, và việc kê thuốc cũng rất cân nhắc, phù hợp từng hoàn cảnh. Uống quá liều thuốc chống nôn sẽ có triệu chứng như ngộ độc heroin, có thể gây co giật.
Theo Lâm Nguyễn (TH) - phunutoday.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]