Có những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress dẫn đến kiệt sức mà không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận ra!
Bạn đang bị stress. Nhiều người cũng stress! Không có gì là ầm ĩ. Bạn có nghĩ rằng không phải nằm yên một chỗ như người đang ốm nghĩa là bạn ổn? Nhưng nếu bạn hiểu stress là triệu chứng ngầm dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khỏe thì bạn sẽ có cách nghĩ khác.
Nghiên cứu đã quan sát 150.000 người ở 142 quốc gia và nhận thấy những người thường xuyên bị stress có sức khỏe thể chất kém hơn. Stress không chỉ là một triệu chứng của vấn đề căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Stress là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang “sản xuất” các hóa chất gây căng thẳng thần kinh như cortisol. Nếu việc sản xuất hóa chất này xảy ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng phân hủy hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, thần kinh và cơ xương.
Còn gì tồi tệ hơn khi bạn nhận ra các dấu hiệu cho thấy sức khỏe thể chất của mình có vấn đề. Bạn sẽ có cảm giác lo lắng, rối loạn cảm xúc, ăn, ngủ kém... Nếu tình trạng này liên tục lặp đi lặp lại cũng như bạn không tìm cách phá bỏ chúng thì đó chính là cơ hội cho stress xuất hiện và đồng hành là những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như bệnh béo phì, trầm cảm, bệnh tim.
Cách tốt nhất để giảm bớt stress là phải ngủ đủ giấc (7 đến 9 tiếng mỗi đêm), sử dụng thực phẩm lành mạnh, tập thể dục, tiếp cận với những người lạc quan, và tập trung vào những thứ trong tầm kiểm soát. Bạn cũng có thể học nhận ra được dấu hiệu khi cơ thể lên tiếng để biết cách vượt qua stress.
Những bệnh thường gặp khi bị stress:
Đau dạ dày
Hệ thần kinh của não có liên quan đến hoạt động của đường ruột, do đó stress có thể “tàn phá” đường tiêu hóa một cách không thương tiếc. Phương thuốc tự nhiên tốt nhất để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa do stress gây ra như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, hoặc nôn mửa là tập thể dục.
Có vẻ như điều cuối cùng bạn muốn làm là chữa cho dạ dày hết đau khi bị stress, nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải tìm cách làm tăng endorphin - một chất làm cho thần kinh ổn định và đường ruột hoạt động tốt hơn.
Rụng tóc
Từ 3 đến 6 tháng vừa qua, bạn bị stress trầm trọng như sa thải khỏi công ty, hay chia tay, bạn bàng hoàng nhận thấy tóc mình bị rụng nhiều một cách đáng kể, cả trăm sợi mỗi ngày. Trong phòng ngủ, nhà vệ sinh đâu đâu cũng thấy tóc rơi vãi.
Nguyên nhân rụng tóc vì nội tiết tố androgen bị phóng to lên trong thời gian bị stress gây rối loạn nang lông và tình trạng rụng tóc là khó tránh khỏi.
Không có một loại thực phẩm chức năng nào có thể chứng minh khả năng chống rụng tóc và khôi phục mái tóc trong trường hợp này cả. Chìa khóa chữa “bệnh” ở đây là chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp tăng trưởng tế bào.
Viêm nhiễm phụ khoa
Với phụ nữ, khi bị stress, các hormone trong cơ thể không còn ổn định, thậm chí có thể rối loạn, khiến nội tiết trong cơ thể thay đổi, dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, viêm nhiễm vùng kín.
Tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng
Stress là nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước ở da, làm giảm quá trình hấp thụ, khử độc của da, chính vì thế da trở nên thô ráp, xấu xí, không giải độc được và việc mắc các bệnh dị ứng ngoài da là điều khó tránh khỏi.
Đau khổ với mụn trứng cá
Cũng giống như mái tóc, da là nơi nhạy cảm với những nội tiết tố androgen; Stress có thể làm da nổi mụn. Bạn nên đi bác sĩ nếu bị mụn lâu ngày đến mức viêm da mạn tính gây nên sẹo. Cồi mụn là các sừng cứng làm cho da sần sùi. Việc nặn, hút mụn càng làm da viêm nhiễm trầm trọng hơn. Khi bạn đang bị stress, việc điều trị viêm da do mụn trứng cá sẽ không có kết quả.
Các loại thuốc đặc trị mụn như xà phòng hay sữa rửa mặt có thể giúp làm sạch lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. Bác sĩ da liễu có thể cho bạn sử dụng thuốc để điều trị viêm da, hoặc yêu cầu bạn thay đổi các loại thuốc, mỹ phẩm bạn đã dùng để cân bằng hormone. Khi trang điểm, dùng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, bạn cần chắc chắn rằng đó là những loại không gây tắc lỗ chân lông.
Rụng tóc
Stress mạn tính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người bị rụng nhiều tóc và tóc bạc nhanh với tốc độ chóng mặt dù đang còn trẻ tuổi.
Đau lưng
Khi bị stress, cơ thể tạo ra một loại hormone phản ứng mạnh cùng với chứng tăng huyết áp và nhịp tim, thắt chặt cơ bắp. Nếu bị căng thẳng thường xuyên, stress trở thành bệnh mạn tính dẫn đến tình trạng cơ bắp toàn thân bị đau nhức.
Thường xuyên vận động là phương thuốc tốt nhất, vì vậy nếu bạn bị đau lưng vì stress, cần thường xuyên đứng lên đi lại xung quanh bàn làm việc cách mỗi giờ và thực hiện một số động tác như nâng hai cánh tay lên quá đầu, chạm vào ngón chân của bạn, xoay cổ và vai. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành 10 đến 15 phút đi bộ xung quanh văn phòng hoặc bên ngoài một hoặc hai lần mỗi ngày.
Phát ban
Stress có thể âm thầm lặng lẽ gây nên bệnh phát ban. Lý do là trong giai đoạn bị stress hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, làn da lúc này cũng trở nên nhạy cảm hơn, làm cho chứng chóc lở hoạt động mạnh lên hơn.
Chất làm mềm da, bao gồm các chất dưỡng ẩm nhẹ, có thể giúp chữa lành cả hai triệu chứng nhiễm trùng da do phát ban và chứng chóc lỡ. Nếu các dược phẩm không chữa lành được triệu chứng trên hoặc bạn bị phát ban kèm theo sốt, cúm, ra mồ hôi, các triệu chứng ớn lạnh khác… bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nhé.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]