Phô-mai cũ: Sữa có hàm lượng protein cao, vốn là thành phần thiết yếu của phô-mai.
Protein, khi được tiêu hóa trong cơ thể, dẫn đến sản sinh chất tyramine - vốn gây ra chứng đau nửa đầu. Vì vậy, hãy bảo đảm về loại phô-mai bạn đang dùng và chỉ ăn ở mức vừa phải.
Rượu: Thường có xu hướng gây đau đầu do rượu làm loãng máu.
Màu thực phẩm nhân tạo: Các phẩm màu này có trong món tráng miệng, thực phẩm đóng hộp, có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng hoặc nhức đầu. Vì vậy, tốt nhất là nên dùng sản phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm đã qua chế biến càng nhiều càng tốt.
Sô-cô-la: Điều này nghe có vẻ bất thường một chút, nhưng nếu bạn bị dị ứng với ca cao thì bạn có thể bị đau đầu, ngay cả khi bạn chỉ ăn một ít sô-cô-la. Phenylethylamine và theobromine là hai thành phần chính trong sô-cô-la có thể khiến các mạch máu bị giãn nở.
Cà phê: Cà phê có thể tạo ra hai công dụng trái ngược nhau. Ở một số người, nó có thể trị đau đầu nhưng đối với một số người khác thì ngược lại. Caffeine khi trộn với ma-giê trong cơ thể có thể dẫn đến nhức đầu.
Thức ăn nhanh: Thành phần chính trong thức ăn nhanh, bánh kẹo là mono sodium glutamate là một trong những tác nhân gây đau đầu. Ngoài ra, thức ăn nhanh cũng khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, thường dẫn đến hiện tượng máu chảy dồn lên não, một lần nữa gây đau đầu.
Nicotine: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những ai giảm hàm lượng nicotine có xu hướng giảm được 50% nguy cơ đau đầu tái phát.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]