Gừng tươi
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Rau muống
Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Nước ép cà chua
Nguyên liệu: 2 quả cà chua, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.
Thực hiện: Cà chua rửa sạch, cho vào tủ lạnh giữ thật lạnh.
- Sau khi ép lấy nước, bạn không cần thêm đá viên, thức uống vẫn có độ lạnh, vừa dễ uống vừa không bị loãng.
- Cho cà chua vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.
- Pha thêm 1/2 tách nước lọc và chút muối để giảm độ chua, khuấy đều. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha thêm 1-2 thìa nhỏ đường, nước cà chua sẽ có độ ngọt vừa phải, rất ngon.
Mẹo giải độc rượu bia nhanh chóng khi quá chén.
Dùng trà quất
Nguyên liệu: Một nhúm trà xanh khô, 2-3 quả quất khô hoặc mứt quất, 1 quả quất tươi, 2 cốc nước lọc.
Thực hiện: Đun nóng 2 tách nước, cho trà và quất khô hoặc mứt quất vào đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu. Thấy nước trà sánh và đậm là được.
- Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào trước khi uống, dùng thìa khuấy đều.
Ngoài những cách giải say như kể trên, người uống rượu bia cần lưu ý, trước khi nhập cuộc, để không bị chê là “tửu lượng” kém và giảm thiểu hậu quả khủng khiếp của cơn say, bạn nên có các chuẩn bị đối phó như sau:
+ Uống nước: cung cấp lượng nước nhất định để không bị mất nước nếu đi tiểu liên tục. Mang theo một chai nước càng tốt. Vắt chanh vào cốc nước bổ sung vitamin C nhằm chống đỡ được các tác hại của rượu.
+ Ăn: uống rượu bia khi đói thì bụng chắc chắn cồn cào, cồn thẩm thấu vào máu nhanh hơn làm bạn chóng say. Nếu nôn mửa, do không có thức ăn trong dạ dày nên lượng nước thoát ra lại càng lớn.
“Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống ôxy hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
+ Uống từ từ để cơ thể có thời gian tiêu hủy cồn.
+ Ăn nhẹ sau khi nhậu rồi mới đi ngủ vì bụng đói dễ làm bạn bị trúng gió.
Đặc biệt, khi say cần lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
Tuyệt đối không uống nước ngọt có gas trong và sau khi nhậu vì phản ứng tạo bọt khí sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm huyết áp tăng cao, tức ngực, khó thở và chóng mặt trầm trọng.
Theo Tinmoi
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]