Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu Euan Mackay thuộc Học viện Karolinska cho biết, các kết quả này chỉ cho thấy mối liên quan chứ không chứng minh quan hệ nhân quả. Bên cạnh đó, theo Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ, bệnh tâm thần phân liệt khá hiếm, ảnh hưởng tới chỉ khoảng 1% dân số.
Sử dụng thông tin từ đăng ký sức khỏe và dân số Thụy Điển, Mackay và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu từ hơn 526.000 người, được sinh trong khoảng từ năm 1982 đến 1989. Các nhà nghiên cứu đã tập hợp dữ liệu từ tuổi 13 cho đến hết năm 2011.
Kết quả cho thấy, tại thời điểm năm 2011, gần 3.000 người bị một dạng rối loạn tâm thần, với hơn 700 người bị tâm thần phân liệt. Trong số những người bị các rối loạn tâm thần, khoảng 6% có mẹ tăng cân rất ít khi mang thai. Mackay cho rằng, suy dinh dưỡng có thể đóng vai trò đáng kể trong các kết quả này. Tuy nhiên, không thể loại trừ một số nguyên nhân khác. Ví dụ, tăng không đủ cân cũng có thể chỉ báo một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới cả bà mẹ và bào thai đang phát triển. Cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu mối liên quan giữa cân nặng của mẹ và nguy cơ bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ, Mackay gợi ý.
Các tác giả nghiên cứu cũng cho rằng, nguy cơ là thấp do không nhiều phụ nữ bị suy dinh dưỡng trong hầu hết các nhóm dân cư. Thai phụ cũng không cần quá lo lắng về các kết quả này trừ khi họ đang bị thiếu cân ở mức trầm trọng trong quá trình mang thai. Các kết quả này cũng không có nghĩa là bà bầu cần phải tăng cân thật nhiều để bảo vệ con khỏi bệnh tâm thần phân liệt. Trong quá trình mang thai, phụ nữ nên ăn uống lành mạnh và đúng cách, đảm bảo đáp ứng các hướng dẫn về chế độ ăn khi mang thai.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA Psychiatry ngày 22/2.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]