Ngày 9/10, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ Thomas Frieden kêu gọi hành động nhanh chóng để ngăn chặn virus Ebola bùng phát giống như đại dịch AIDS.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ dự báo, số ca mắc bệnh có thể tăng lên 1,4 triệu ca vào tháng 1 tới, nếu thế giới không có biện pháp mạnh để kiềm chế dịch.
Các nhân viên Y tế đang chuẩn bị chôn cất 1 người chết vì Ebola ở khu vực Liberia (ảnh: EPA)
Cũng ngày 9/10, các quan chức của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Tổng thống Siera Leone Ernest Bai Koroma cho rằng, tới nay sự ứng phó của quốc tế đối với dịch Ebola vẫn chậm so với tốc độ lây lan.
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, nguồn lực để hỗ trợ chống dịch cần phải tăng gấp 20 lần, đồng thời kêu gọi các nước hành động khẩn trương hơn.
Trong khi đó, tình hình sức khỏe của nữ y tá người Tây Ban Nha xấu đi, có thể bị đe dọa tính mạng. Y tá Teresa Romero, 44 tuổi là người đầu tiên nhiễm Ebola ở bên ngoài châu Phi. Việc virus Ebola lây lan ở Mỹ và châu Âu đã gióng lên hồi chuông báo động về sự bùng phát dịch ở quy mô lớn.
Mỹ, Canada, Anh bắt đầu tiến hành việc soi chiếu tại sân bay đối với hành khách đến từ Tây Phi. Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ họp vào ngày 17/10 để thảo luận các biện pháp mới giám sát hành khách đến từ các nước vùng dịch.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]