Theo báo Lao động, bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng thường có các triệu chứng lâm sàng như vùng thượng vị đau âm ỉ, đau lâm râm, có những đợt đau gia tăng mang tính chu kỳ. Cơn đau xảy ra lúc đói hay gặp ở những trường hợp loét hành tá tràng, thường xảy ra sau bữa ăn khoảng 4-5 giờ, nếu ăn vào sẽ giảm đau.
Cơn đau lúc no hay gặp ở trường hợp loét dạ dày, xảy ra sau bữa ăn 1-2 giờ. Cơn đau vào ban đêm hay gặp ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc loét bờ cong nhỏ của dạ dày, thường xảy ra lúc 1 giờ - 2 giờ kèm buồn nôn, chảy nước miếng.
Để tránh tình trạng này, bạn cần phải bỏ ngay những thói quen xấu dưới đây:
Dùng các chất kích thích
Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
Ăn những món cay
Theo một kết quả khảo sát với 200 người khỏe mạnh tham gia nội soi dạ dày để điều tra thói quen ăn uống của họ.
Trong số này, có 126 người ăn ớt, 73 người không ăn ớt, kết quả cho thấy những người ăn ớt có tỉ lệ bị viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với người không ăn ớt.
Đặc biệt là những người không ăn ớt có tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mức độ nhẹ thấp hơn đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, tốt nhất là không nên ăn ớt.
Uống nước có gas khi ăn
Theo Trí thức trẻ, nước ngọt có chứa carbon dioxide trong đồ uống có ga khi uống vào mùa hè có tác dụng giải nhiệt tức thì nên nhiều người rất thích uống.
Nhưng nếu bạn bị viêm dạ dày, thì việc uống nước ngọt trong bữa ăn lại gây tổn hại nhiều hơn lợi cho cơ thể.
Bởi vì uống nước ngọt, soda, là một dạng axit pha loãng, bất lợi cho hệ tiêu hóa, carbon dioxide trong soda hay nước ngọt có gas gây kích thích niêm mạc, giảm tiết acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hình thành sản xuất pepsin, làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Ngoài ra, nước ngọt cũng chứa natri bicarbonate, có thể trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm nồng độ axit dạ dày, protease tiêu hóa suy yếu.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu uống nước ngọt trong bữa ăn, sẽ cảm thấy khó chịu và đau bụng, đầy hơi cùng các triệu chứng bất thường khác.
Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi
Cụ thể là các món từ cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Bạn cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.
Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị
Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt... Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho...) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe, khiến sức khỏe xấu đi trầm trọng hơn.
Lạc sống
Lạc (đậu phộng) là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, thậm chí còn được giới Đông y gọi với mỹ từ là hạt trường sinh hay hạt trường thọ.
Nhưng đối với những người bị các bệnh dạ dày mãn tính, lạc lại là món ăn không thích hợp. Đặc biệt là nếu ăn phải lạc sống có thể khiến người bị viêm dạ mắc chứng khó tiêu nặng.
Lạc chứa chất béo và protein, nếu không được nấu chín với nhiệt độ cao, các enzym trong lạc sẽ không phát huy được tác dụng, có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]