Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì một số các loại quả sau đây có thể giúp bạn điều trị bệnh,
Ổi
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương... Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.
Hồng xiêm
Ảnh minh họa
Quả hồng xiêm khi chưa chín chứa nhiều chất tanin nên có vị rất chát. Theo dân gian, người dân thường lấy hông xiêm còn xanh sắc lấy nước uống để chữa tiêu chảy, cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, hồng xem chín lại giúp nhuận tràng, phòng táo bón hiệu quả.Nếu bị táo bón hãy ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.
Táo
Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột “tốt” (có tác dụng diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy). Nấu táo để làm mềm các chất xơ trong táo cũng giúp làm chậm sự co bóp của ruột.
Chuối
Ảnh minh họa
Chuối là loại quả mềm và dễ tiêu hóa, có tác dụng làm dịu dạ dày ngay lập tức. Đồng thời, có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho dạ dày. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Măng cụt
Ảnh minh họa
Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe. Ngoài hương vị thơm ngon còn là một dược liệu vô cùng quý giá. Ít ai biết rằng, từ ruột tới vỏ của măng cụt đều chứa các thành phần dược học có khả năng phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy.
Vỏ quả măng cụt chứa chất tanin, có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ. Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều tinh bột làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi lỏng ngay lập tức. Đơn giản vì chúng chứa hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa. Trong trường hợp này cơm hoặc khoai tây là những lựa chọn hữu hiệu cho bạn. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho việc chữa trị bệnh đồng thời cũng có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.
Nguyên nhân gây tiêu chảy
- Do stress và căng thẳng.
- Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn.
- Ăn phải thức ăn ôi thiu.
- Do phải chung sống và sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
- Uống quá nhiều rượu.
- Do tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, thức ăn sống..l
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn .
Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác.
Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đã thử nhiều cách mà chứng bệnh tiêu chảy không có xu hướng thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời được điều trị trước khi quá muộn.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]