Phụ nữ thường cảm thấy tự tin và duyên dáng hơn khi đi giày cao gót. Không thể phủ nhận những ưu điểm mà giày cao gót mang lại cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
Những bước chân dài có thể khiến bạn trông quyến rũ như người mẫu trên sàn catwalk nhưng những ảnh hưởng mà chúng để lại thì cũng không hề nhỏ. Chính vì vậy, đừng để đôi giày cao gót lộng lẫy, quyến rũ làm khổ đôi chân của bạn. Hãy học cách giảm đau và bảo vệ sức khỏe của bàn chân ngay hôm nay nhé.
Ngâm chân
Sau khi đi giầy cao gót suốt cả ngày dài, khi về nhà bạn nên đi chân trần hoặc đi những đôi dép mềm. Bạn cũng nên ngâm chân vào nước nóng, bạn hãy cho thêm một vài giọt tinh dầu hoặc muối khoáng vào nước rồi chân ngâm trong nước trong ít nhất 20 phút.
Nếu có đủ thời gian thư giãn, ngâm chân là biện pháp tốt nhất cho gót chân bạn được phục hồi. Ngâm chân vào và chà nhẹ hai chân vào nhau nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm phản ứng viêm và giãn các cơ chân đang căng cứng.
Xoa bóp bàn chân với dầu mù tạt ấm cũng được biết đến như một phương pháp kỳ diệu trong việc làm giảm các cơn đau, kể cả đau chân. Trộn hai thìa mù tạt với nước nóng dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút đồng hồ, đôi chân của bạn sẽ được nghỉ ngơi thư giãn giảm cảm giác đau mỏi.
Tập luyện
Những bài tập thể dục cho bàn chân là điều hữu ích nhằm giúp đôi chân của bạn giảm cảm giác đau khi phải mang giày cao gót trong ngày Xuân. Các động tác nhằm làm căng giãn các cơ vùng chân, tăng sự dẻo dai và chịu lực.
Sử dụng một quả bóng tennis và đặt bàn chân lên quả bóng. Sau đó nhẹ nhàng đẩy bóng khắp lòng bàn chân, hoạt động này sẽ xoa bóp lòng bàn chân và giúp giảm đau đáng kể.
Nâng cao chân để máu được phân bố đều trên toàn bộ chân và bàn chân. Để làm điều này, bạn đặt 2-3 chiếc gối cứng trên một bề mặt phẳng, sau đó nằm xuống và đặt chân trên gối.
Mát xa chân
Nếu không đi spa, bạn nên học vài động tác mát xa chân đơn giản để tự thực hiện tại nhà. Thoa một ít kem dưỡng ẩm lên chân và mát xa đều đặn trong 15-30 phút trước khi ngủ để đôi chân của bạn được xoa dịu hoàn toàn. Chú ý đến cổ chân, gót chân, mắt cá chân và ngón cái là những nơi chịu lực và tổn thương nhiều nhất.
Một cách khác là thoa trực tiếp một ít dầu gió làm nóng đôi bàn chân và sau đó xoa đều trên toàn bộ bàn chân trước khi xoa bóp chân để có hiệu quả nhất khi sử dụng dầu. Massage trong ít nhất 10 phút.
Nếu công việc đòi hỏi bạn thường xuyên phải mang giày cao gót thì đừng quên thói quen massage chân mỗi ngày. Sau khi làm sạch chân, bạn có thể dùng ít tinh dầu để mát xa cho chân, bấm huyệt ở lòng bàn chân và kéo giãn các ngón chân. Biện pháp này không chĩ giúp da chân mềm mịn mà còn giúp các ngón chân thư giãn sau một ngày mang giày cao gót.
Không nên mang giày cao gót thường xuyên
Đi giầy có độ cao vừa phải, kích thước vừa chân. Không bao giờ được mua giầy quá chật vì nó sẽ càng bó các cơ và dây chằng, gây áp lực cho chân. Chọn mua giầy được làm từ chất liệu mềm mại để chân của bạn không chịu nhiều áp lực cơ thể và tránh các biến dạng, sần sùi trên da bàn chân.
Bạn nên mang giầy hở mũi và tránh các loại giầy cao gót bịt kín mũi để có đủ không gian cho bàn chân và các ngón chân. Chọn giầy có phần gót to để áp lực trọng lượng cơ thể được phân bổ đều hơn, tránh gây đau nhức gót.
Tìm bác sĩ tư vấn
Cuối cùng, hãy đến bác sĩ nếu đôi chân của bạn đau thường xuyên hoặc đau tăng lên từng ngày, xuất hiện cảm giác tê buốt ở đầu ngón. Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy đôi giày bạn đang mang thật sự không phù hợp hoặc một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Theo Bkhanh (Tổng hợp) - Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]