Biết cách liên hệ với đại sứ quán: Thông tin về đại sứ quán thường được công bố rộng rãi. Bạn có thể dùng các website để tìm địa chỉ, số điện thoại của đại sứ quán nước mình tại điểm đến. Du khách nên lưu thông tin trong điện thoại, đồng thời viết ra giấy đem theo trong người để có thể sử dụng khi cần. Ảnh: Lundaekonomerna.
Biết cách liên hệ với chính quyền địa phương: Mỗi quốc gia có số điện thoại riêng để hỗ trợ người dân trong tình trạng khẩn cấp. Ở Anh là 999, Pháp là 112, Bỉ là 101 cho cảnh sát và 112 cho các tình huống khác. Bạn nên tìm hiểu và ghi nhớ điều này. Ảnh: Republika.
Tuy nhiên, các số điện thoại này chỉ sử dụng được khi điện thoại của bạn có khả năng hoạt động ở nước ngoài. Bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế hoặc mua một sim điện thoại ở nước sở tại. Tốt nhất, bạn nên nhờ những người từng đi hoặc các công ty du lịch tư vấn. Ảnh: Shutterstock.
Cẩn thận khi ở nơi công cộng hay dùng phương tiện giao thông công cộng: Đây là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên bạn nên để ý và biết lối thoát hiểm ở đâu. Nguyên tắc này được áp dụng cho các phương tiện giao thông đại chúng, các điểm tham quan đông khách, sự kiện thể thao, nhà hàng hay những khu vực đông đúc khác. Ảnh: Equivocality.
Cho gia đình, bạn bè biết lịch trình của mình: Việc thông báo cho gia đình, bạn bè biết lịch trình của bạn sẽ khiến họ bớt lo lắng hơn khi có sự cố xảy ra, đồng thời hỗ trợ việc tìm kiếm trong trường hợp khẩn cấp. Ảnh: Lahistoriaconmapas.
Nắm rõ chính sách bảo hiểm du lịch: Một số công ty sẽ trả tiền cho các chi phí y tế, một số thì không. Du khách nên hỏi đơn vị cung cấp bảo hiểm về các tình huống cụ thể, như các tai nạn không thể tránh khỏi hay các sự kiện bất ngờ. Ảnh: Travelanthropist.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]