Thay vì căm giận hoặc chạy trốn khi bị những người đàn ông cầm gậy đánh vào lưng, những người phụ nữ thuộc bộ tộc Hamar lại yêu cầu bị đánh thêm lần nữa, lần nữa cho đến khi mình họ tóe máu đến mức để lại những vết sẹo lớn trên cơ thể. Những bức ảnh hiếm về một nết văn hóa độc đáo của người Hamar tại thung lũng sông Omo, Ethiopia được nhiếp ảnh gia người Pháp Eric Lafforgua ghi lại.
Phụ nữ Hamar với những vết sẹo trên lưng sau mỗi lần ghi nợ máu.
Lafforgue đã đến Ethiopia sau phát hiện ra hình ảnh của những người phụ nữ Hamar trong một cuốn sách cũ và hy vọng ảnh của mình sẽ giúp phổ biến một nền văn hóa đang bị cuộc sống hiện đại đe dọa xâm lấn.
Những bức ảnh của ông đã tiết lộ vẻ đẹp của phụ nữ Hamar khi họ làm đẹp bằng son đất, những chiếc vòng đủ màu, làn da đầy sẹo, những món trang sức phức tạp và sự kiên cường của họ khi đối diện với một cuộc sống bấp bênh lúc vô cùng bình yên, lúc đẫm bạo lực.
Mặc dù có chút bạo lực, nhưng nhiếp ảnh gia hy vọng những bức ảnh của ông sẽ giúp lưu giữ lại bằng chứng về một lối sống đang dần biến mất.
Khoảng 20.000 người Hamar đang sống trong thung lũng sông Omo, phía tây nam Ethiopia, gần Kenya và Nam Sudan. Mặc dù vẫn giữ được nhiều tập tục, nhưng ngày càng nhiều người Hamar rời bỏ bộ tộc của họ tới các thành thị sinh sống.
Đàn ông Hamar dành phần lớn thời gian chăm sóc gia súc để kiếm tiền lấy vợ mà theo lệ làng, đồ thách cưới tương ứng với 30 con dê và 20 con bò.
Một nam giới Hamar khi tới tuổi trưởng thành phải trải qua nghi thức nhảy qua 15 con bò đã được bôi trơn bằng phân.
Cũng tại buổi lễ này, tất cả những người thân khác của họ là nữ giới sẽ bị đánh đập để tạo ra món nợ máu, buộc họ phải ghi nhớ để mà trả trong tương lai.
Tuy nhiên, bộ tộc này vẫn thực hành nghi lễ giết trẻ sơ sinh. Những em bé mới chào đời đã mọc răng sẽ được gọi là mingi, và được cho là người sẽ mang lại điềm xấu cho làng như hạn hán, nạn đói, bệnh tật. Do đó, họ sẽ sát hại tất cả các mingi như một cách để diệt trừ hậu họa.
Hầu hết mingi sẽ bị bỏ lại trong
sa mạc một mình cho đến chết. Một số sống sót là nhờ các tổ chức từ thiện địa phương thường xuyên đi kiểm tra những khu vực
trẻ em bị bỏ rơi và đưa về các trại mồ côi nuôi dưỡng.
Theo Zingnews