Bộ Tài chính vừa có quyết định về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Giá bán lẻ các sản phẩm sữa sẽ không vượt quá 15% giá bán buôn. Quyết định trên của Bộ Tài chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2014.
25 sản phẩm trong danh sách này thuộc 5 doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường gồm: Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam, Công ty TNHH dinh dưỡng 3A, Công ty Mead Johnson Việt Nam. Theo đó, những sản phẩm được áp trần bao gồm Dielac Alpha, Friso Gold, Frisolac Gold (của Dutch Lady), Enfamil, Enfagrow A+, Similac, Lactogen…
Danh sách có giá tối đa của 15 sản phẩm sữa loại 900g, còn lại là những mặt hàng có trọng lượng từ 400g đến 1,8kg.
Mặt hàng có giá trần cao nhất là Similac GainPlus IQ 1,7kg có giá bán buôn 692.000 đồng, tiếp đến là Grow G-Power vanilla 1,7kg giá 610.000 đồng... Trong số các sản phẩm sữa loại 900g, mức giá cao nhất là sữa Frisolac Gold1 có giá 406.000 đồng một hộp. Loại sữa này số 2 và 3 có giá trần lần lượt là 400.000 đồng và 365.000 đồng...
Với sản phẩm sữa loại 400g, mức giá thấp nhất là mặt hàng Dielac Alpha 123 HG với giá 72.000 đồng.
Mức trần giá bán buôn một số mặt hàng như sau:
Bảng giá tối đa bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mức giá rẻ nhất đối với loại 900gram là sữa Dielac Alpha 123 HT có giá trần tối đa 167.000 đồng, loại 400gram Dielac Alpha 123 HT rẻ nhất là 72.000 đồng. Loại đắt nhất với dòng 900gram là sữa IMP Frisolac Gold 1 có giá 406.000 đồng/hộp, đối với 1,8 kg Enfa Grown A+3 hương Vanila có giá 563.000 đồng. Loại đắt nhất trong bảng giá trần là Similac Gain Plus IQ 1,7 k có mức giá 692.000 đồng. Dựa trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa có trách nhiệm xác định giá tối đa đối với từng loại sản phẩm.
Trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm này, tổ chức, cá nhân căn cứ vào phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành để so sánh xác định giá cho sản phẩm của mình rồi gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá để đăng ký.
Cũng theo cơ quan quản lý, giá trần bán lẻ được xác định bằng mức tối đa bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá. Tuy nhiên, mức tối đa sẽ không cao quá 15% so với giá bán buôn.
Văn bản này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6. Việc thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất từ 10 ngày sau khi quyết định có hiệu lực và bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày.
Trước đó, sau khi giá sữa tăng đồng loạt hồi đầu năm, cơ quan quản lý đã vào cuộc tiến hành tranh tra với 5 doanh nghiệp chiếm 90% thị phần trong nước. Cuối tháng 4, kết quả thanh tra cho thấy hàng loạt sai phạm của các đơn vị về đăng ký giá, kê khai thuế cũng như các khoản chi quảng cáo vượt quy định. Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị và được Chính phủ chấp thuận phương án áp giá trần giá sữa nhằm bình ổn thị trường. Cơ quan quản lý kỳ vọng giá mặt hàng này sẽ giảm 50.000 đến 70.000 đồng mỗi hộp sau khi áp giá trần.
Theo Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]