Trong vai một khách hàng đi bán vàng trang sức , phóng viên của báo Thanh niên, đã ghé vào một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, TP.HCM, bán một chiếc lắc tay. Sau một hồi cân và bấm máy tính, người mua vàng nói, hàm lượng vàng chỉ có 55%. Thế nhưng khi phóng viên mang chiếc lắc tay ấy, đến kiểm tra tại tiệm vàng khác, lại cho kết quả hàm lượng vàng là 60%.
Câu hỏi đặt ra, bằng thủ thuật gì mà chủ tiệm vàng dễ dàng móc túi được người tiêu dùng? Hiện, đa phần các cửa hàng đều dùng loại máy đo tỉ trọng vàng, vì chi phí rẻ, nhưng thường cho kết quả không chính xác. Một số nơi sử dụng cân không kiểm định, cân kém chất lượng. Theo báo Pháp luật TP.HCM, mức sai số hàm lượng vàng hiện nay, thường gấp 10 lần cho phép.
Ngoài chuyện cân không chính xác, nhiều chủ tiệm vàng còn sử dụng các chiêu “lách” thông tư, móc túi người tiêu dùng. Thực tế, Thông tư 22 chỉ quản lý về chất lượng, cân đo nhưng không quy định kiểm soát giá, nên các đơn vị kinh doanh vàng, dù công bố tuổi vàng theo đúng quy định, nhưng tính giá cao hơn.
Cụ thể, người tiêu dùng phải trả tiền mua vàng 75%, nhưng thật ra tuổi vàng chỉ có 64%. Với “chiêu” này, người tiêu dùng, có thể bị móc túi từ 1,1 - 3 triệu đồng/lượng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]