Hãy cùng đọc câu chuyện ý nghĩa sau
Trước kia có một vị thư sinh nghèo, sống bằng nghề viết chữ thuê cho người khác. Có một lần gần đến tết âm lịch, vì kiếm được chút tiền từ việc viết câu đối cho người ta nên vị thư sinh này đã mua một con gà trống về giao cho vợ.
Lúc vợ anh ta đang đun nước nóng để thịt gà, thì một người đầy tớ của nhà hàng xóm vội vàng chạy tới và nói: “Vợ chồng nhà này nhanh thật đấy, mới thoáng cái mà đã bắt con gà nhà ta rồi”. Bà ta nhấc con gà lên rồi mang đi, người vợ này cũng không nói một câu nào.
Buổi tối người chồng trở về nhà, hỏi người vợ: “Sao lại không làm thịt gà vậy?” Người vợ trả lời: “Đều là tại thiếp quá ngu ngốc, gà không giết được mà còn làm nó bay mất, thật sự xin lỗi chàng!” Người chồng nói: “Cũng là tại ta kém cỏi, nếu có tiền mua thịt lợn thì sẽ không xảy ra việc này.”
Sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới, người hàng xóm đến nhà vợ chồng thư sinh nghèo này chúc Tết, còn nói với vị thư sinh rằng: “Cậu là người đại nhân đại nghĩa, sau này chắc chắn có tiền đồ tốt đẹp. Năm nay kinh thành tổ chức thi, ta nghĩ cậu nên đi dự thi đi.”
Vị tú tài mặt đỏ ửng rồi trả lời: “Nói ra sợ ngài chê cười chứ, nhà tôi đến miếng ăn còn khó khăn, nói gì đến tiền làm lộ phí vào kinh dự thi?”
Người hàng xóm nói: “Ta biết điều này, nhưng mà ta sẵn sàng cho cậu mượn tiền, thứ nhất không cần hạn trả nợ, thứ hai không cần trả lãi. Ta thực sự cảm thấy cậu sau này có phúc lớn.” Ông ta vừa nói dứt lời liền cáo từ ra về.
Người hàng xóm đi rồi, vị tú tài này hết sức băn khoăn khó hiểu trước những lời nói kia của ông ta. Người vợ cười nói: “Xem ra con gà của nhà hàng xóm chắc chắn là đã được tìm thấy rồi!” Người chồng nghe xong càng không hiểu gì, người vợ nói tiếp: “Hôm qua nhà hàng xóm sang lấy con gà nhà mình về, thiếp sợ chàng trở về nhà sẽ nổi giận, như thế sẽ khiến nhà người ta vừa sang năm mới đã gặp chuyện không tốt và nhà mình cũng vậy, cho nên thiếp mới nói là nó đã bay đi mất.” Người chồng nghe xong đã hiểu rõ tất cả, từ trong lòng cảm thấy bội phục tấm lòng nhân từ độ lượng của người vợ.
Hai vợ chồng họ đang nói chuyện thì thấy người đầy tớ của nhà hàng xóm đem hai trăm lượng bạc sang đưa cho hai vợ chồng nói là tiền ông chủ bảo mang sang để cho thư sinh vào kinh dự thi. Người đầy tớ cũng xin lỗi hai vợ chồng vị tú tài: “Tôi thực sự xin lỗi, hôm qua tôi đã nhận sai gà nhà hai người. Tối hôm qua ông chủ tôi đã tìm được gà nhà tôi rồi, lúc đó chúng tôi mới biết là đã lấy nhầm gà nhà hai người, thế mà hai người lại không có chút động tĩnh nào cả. Ông chủ tôi nói: “Con người rộng lượng như vậy, ngày sau tất có tiền đồ, vì thế trong tâm ông ấy rất bội phục thư sinh!” Vị tú tài đến lúc này đã hết sức minh bạch, nguyên do tất cả là nhờ vào lòng nhân từ của vợ mình.
Thế là vị tú tài nhận tiền làm lộ phí vào kinh dự thi và quả nhiên đã thi đỗ trạng nguyên.
Người xưa thường hay nói : một câu nhịn chín điều lành, hay “ chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”
Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh ( lợi mình lợi người),
Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lữa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm…đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng…nếu vậy chưa phải là nhẫn.
Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại, và khi sân giận mang lại hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.
Lùi một bước, nhường nhịn một bước không chỉ là một loại trí tuệ mà còn là một loại nhẫn nhịn và ý chí ngoan cường. Nhẫn trong một cái chớp mắt thôi có thể khiến con đường đời chật hẹp trở nên rộng lớn vô cùng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]